"Cá mập" Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn thứ hai của Chứng khoán DNSE

Thỏa thuận hợp tác giữa quỹ ngoại Pyn Elite Fund và Công ty CP Chứng khoán DNSE mới đây sẽ đưa quỹ ngoại đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn thứ hai của DNSE, sau Encapital Holdings.

"Cá mập" Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn thứ hai của Chứng khoán DNSE

Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn thứ hai của DNSE

Quỹ ngoại Pyn Elite Fund và Công ty CP Chứng khoán DNSE mới đây đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó, quỹ ngoại đến từ Phần Lan sẽ nắm giữ 12% vốn và trở thành cổ đông lớn thứ hai của DNSE, sau Encapital Holdings.

Đồng thời, với thỏa thuận hợp tác này, Pyn Elite Fund cũng sẽ hỗ trợ DNSE kết nối với các nhà đầu tư châu Âu, qua đó tiếp cận các nguồn vốn dồi dào đang quan tâm và sẵn sàng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thương vụ hợp tác giữa Pyn Elite Fund và DNSE đến vào thời điểm công ty chứng khoán này đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối tháng 12/2023.

Cụ thể, DNSE sẽ chào bán 30 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 30.000 đồng/cổ phiếu. Mỗi nhà đầu tư được đăng ký mua tối thiểu 1.000 cổ phiếu, tối đa 16.499.900 cổ phiếu (không quá 5% sau IPO). Tổng giá trị vốn huy động của đợt chào bán tối thiểu 900 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác liên quan đến Pyn Elite Fund, mới đây quỹ ngoại này cũng là nhà đầu tư duy nhất mua toàn bộ hơn 7,1 triệu cổ phiếu HHV, tương đương với 1,73% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành sau phát hành của Công ty Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả. Đây là lượng cổ phiếu chưa phân phối hết trong đợt phát hành hơn 82 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu năm 2023 của HHV và được công ty tiếp tục chào bán.

Giá phân phối cho Pyn Elite Fund là 11.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng quỹ sẽ cần chi hơn 78 tỷ đồng để hoàn tất mua vào, trong khi giá chào bán cho cổ đông hiện hữu là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Phó Chủ tịch Hưng Thịnh Incons thoái sạch vốn khỏi công ty

Ông Trương Văn Việt, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty CP Hưng Thịnh Incons (mã HTN) vừa thông báo đã hoàn tất thoái vốn tại doanh nghiệp.

Theo đó, từ ngày 4/1-10/1, ông Việt đã bán ra hơn 5 triệu cổ phiếu HTN (tỷ lệ 5,68%) bằng phương thức khớp lệnh và thoả thuận và không còn là cổ đông lớn.

Trong thời gian ông Việt bán ra, cổ phiếu HTN dao động trong vùng giá từ 15.750-16.200 đồng/cổ phiếu. Ước tính theo vùng thị giá này, Phó Chủ tịch của Hưng Thịnh Incons đã thu về hơn 80 tỷ đồng sau khi hoàn tất giao dịch.

Trên thị trường chứng khoán, sau những phiên đầu năm giao dịch sôi động và thị giá tăng trưởng tích cực, trong tuần qua cổ phiếu HTN lại quay đầu giảm điểm liên tục nhiều phiên. So với tháng trước, cổ phiếu này đã giảm gần 7% thị giá và hiện đang được giao dịch ở mức 15.300 đồng/cổ phiếu.

Quảng cáo

HDCapital thế chỗ Nova Hospitality trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Công ty CP Quản lý Quỹ HD (HDCapital) báo cáo đã mua vào 18 triệu cổ phiếu SEA, tương ứng với 14,4% vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - CTCP (Seaprodex). Giao dịch ghi nhận trong phiên 26/12/2023. Sau khi hoàn tất giao dịch, HDCapital chính thức trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex. Trước đó, HDCapital không nắm bất kỳ cổ phiếu SEA nào

Cùng trong phiên 26/12, Công ty CP Nova Hospitality - công ty con của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) cũng báo cáo thành công bán ra cổ phiếu SEA với khối lượng tương tự là 18 triệu đơn vị, hạ sở hữu xuống còn 5,3 triệu đơn vị (4,24% vốn) và không còn là cổ đông lớn của Seaprodex.

Thị trường trong phiên 26/12 cũng xuất hiện giao dịch thỏa thuận 20,7 triệu cổ phiếu SEA với tổng giá trị 755 tỷ đồng, tương ứng với giá trung bình gần 36.000 đồng/cổ phiếu. Nhiều khả năng HDCapital đã chi hàng trăm tỷ để mua thỏa thuận cổ phần SEA từ Nova Hospitality.

Đáng chú ý, lượng lớn cổ phiếu SEA trên chỉ vừa được Nova Hospitality mua vào trong chưa tới một tháng trước với giá trung bình khoảng 18.700 đồng/cổ phiếu. Như vậy, với mức giá bán ra 36.000 đồng/cổ phiếu, có thể Nova Hospitality đã lãi gần gấp đôi nhờ thương vụ này.

Hai vợ chồng lãnh đạo Tôn Đông Á đã sang tay gần 2,5 triệu cổ phiếu GDA

Bà Lê Thị Phương Loan, Ủy viên HĐQT Tôn Đông Á (mã GDA) thông báo đã mua hơn 2,47 triệu cổ phiếu GDA trong thời gian từ ngày 25/12/2023 đến ngày 5/1/2024, sở hữu theo đó tăng từ 12,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,73%) lên 14,77 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 12,88%).

Ngược chiều, cùng thời gian giao dịch trên, ông Vũ Minh Tân, chồng bà Phương Loan, đã thoái toàn bộ hơn 2,47 triệu cổ phiếu GDA, tương đương 2,16% vốn.

Trước đó, hai vợ chồng bà Phương Loan đều đăng ký giao dịch theo phương thức thỏa thuận. Trong thời gian diễn ra giao dịch, cổ phiếu GDA ghi nhận các giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng hơn 2,49 triệu đơn vị với tổng giá trị giao dịch 53,01 tỷ đồng (giá bình quân 21.260 đồng/cổ phiếu).

Như vậy, hiện Tôn Đông Á có 4 cổ đông lớn đang nắm giữ khoảng 68,3 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 59,5%. Gồm ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT (sở hữu 37,4 triệu cổ phiếu; tỷ lệ 32,6%); bà Lê Thị Phương Loan (14,7 triệu cổ phiếu; 12,88%); Công ty TNHH Thương mại JFE Shoji Việt Nam (8,5 triệu cổ phiếu; 7,44%); và bà Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, Thành viên HĐQT (7,5 triệu cổ phiếu; 6,57%).

Ông Nguyễn Đức Tài lần thứ hai không mua hết lượng cổ phiếu MWG đăng ký

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG), báo cáo mua vào 200.000 cổ phiếu MWG từ ngày 12/12/2023 đến 10/1/2024, chiếm 40% so với khối lượng đăng ký giao dịch (500.000 cổ phiếu). Sau giao dịch ông Tài nâng sở hữu lên thành 35,4 triệu cổ phiếu, tương ứng với 2,42% vốn. Giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh. Chiếu theo thị giá tương ứng, lượng cổ phiếu trên trị giá trên dưới 8,5 tỷ đồng.

Đây là lần thứ hai liên tiếp vị chủ tịch không mua đủ lượng đăng ký (40% so với đăng ký là 500.000 đơn vị). Trước đó, ông Tài đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu từ ngày 8/11/2023 đến 7/12/2023, song chỉ mua 110.00 đơn vị (tỷ lệ 11%), cũng theo phương thức khớp lệnh. Lý do cho việc không hoàn tất giao dịch đều là diễn biến thị trường không phù hợp.

Trên sàn HOSE, cổ phiếu MWG kết phiên 12/1 tại 41.900 đồng/cổ phiếu, giảm 15% qua 3 tháng, khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 9,3 triệu đơn vị. Tuy nhiên, so với đáy vào đầu tháng 11, thị giá đã tăng gần 20%.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index mất mốc 1.270 điểm, cổ phiếu Kido (KDC) tiếp đà “bay cao”

Đà bán áp đảo hoàn toàn dòng tiền mua của các nhà đầu tư, chỉ số chính VN-Index “bốc hơi” hơn 3 điểm, mất mốc 1.270 điểm. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu KDC của CTCP Tập đoàn Kido (Kido) tiếp đà “bay cao”, …

Loạt cổ phiếu bluechip được nhà đầu tư "gom” mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai được “gom” mạnh

VN-Index ngắt chuỗi tăng điểm, cổ phiếu HDB, FPT, BVH được nhà đầu tư “gom” mạnh

Đà bán tháo ở cuối phiên chiều khiến chỉ số chính VN-Index giảm gần 2 điểm. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu HDB của HDBank và cổ phiếu FPT, cổ phiếu BVH được nhà đầu tư “gom” mạnh, …

Thị trường "thăng hoa”, VN-Index sát mốc 1.270 điểm Loạt cổ phiếu bluechip được nhà đầu tư "gom” mạnh, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai được “gom” mạnh

Thị trường chứng khoán tiếp đà hồi phục, chỉ số chính VN-Index có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp, khi tích lũy thêm gần 4 điểm. Cổ phiếu “họ” Hoàng Anh Gia Lai là HAG và HNG được nhà đầu tư “gom” mạnh, thanh khoản tăng đột biến, …

Cổ phiếu ngành nhựa “thăng hoa” trong ngày VN-Index rơi xuống mốc 1.240 điểm Thị trường "thăng hoa”, VN-Index sát mốc 1.270 điểm