Chứng khoán hồi phục mạnh nhờ tiền ngoại can thiệp, lãi suất liên ngân hàng có sự đột biến

Với hành động mua mạnh cổ phiếu VHM - từ thời điểm 14h, vận động của thị trường đã đảo ngược trạng thái giảm điểm trong phiên giao dịch hôm nay (ngày 20/10). VN-Index có phiên hồi phục đầu tiên sau chuỗi 4 phiên giảm sâu.

Định vị thị trường

Bối cảnh của thị trường chứng khoán thế giới chưa thực sự tích cực, thậm chí còn hàm chứa nhiều rủi ro. Lần đầu tiên sau 7 tháng chỉ số VIX đo lường mức độ rủi ro của thị trường Mỹ đã vượt qua mức 20 điểm, đạt 21,1 điểm.

Đêm hôm qua (ngày 19/10), cả 3 chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ đều giảm điểm, trong đó NASDAQ đã mất 0,96%. Còn các chỉ số chứng khoán châu Á trong phiên hôm nay cũng đều thể hiện tâm lý yếu kém với hầu hết các chỉ số giảm điểm. KOSPI (-1,69%) của Hàn Quốc và SET (-1,52%) của Thái Lan là 2 chỉ số giảm điểm mạnh nhất. Các chỉ số NIKKEI 225 (-0,54%), SHCMP (-0,74%), Hang Seng (-0,83%) cũng đều chìm trong sắc đỏ, qua đó cho thấy một bức tranh không quá "thân thiện" với các tài sản rủi ro.

cnbc2010a-4691.jpg
Nguồn CNBC.

Tuy nhiên, VN-Index đi ngược lại trạng thái chung sau khi đã có 4 phiên giảm liên tục. Biên độ hồi phục thậm chí còn có phần ấn tượng khi đạt gần 2%.

Chất xúc tác

Biến số tỷ giá chưa có thêm áp lực cho nền kinh tế khi chỉ số DXY vẫn tạm thời lình xình trên mốc 106 điểm. Tỷ giá đã không có những bước nhảy đáng kể nào trong các phiên gần đây. Sáng nay (ngày 20/10), tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24.096 VND/USD, tăng tiếp 3 đồng so với phiên liền trước.

Hiện Ngân hàng Nhà nước còn quay trở lại bơm ròng vào hệ thống nhưng lãi suất liên ngân hàng qua đêm vẫn có sự nhảy vọt đáng chú ý. Theo thống kê của Refinitiv Eikon, lãi suất đã tăng 71 điểm cơ bản lên 1,55%, tương ứng với mức tăng lên tới gần 80%.

Ở phiên hôm qua, đã có 4.250 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu với lãi suất tăng lên mức 1,45%, trong khi 10.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Qua đó, NHNN đã bơm ròng 5.750 tỷ đồng, đồng thời giảm giá trị tín phiếu lưu hành trên thị trường xuống mức gần 250.000 tỷ đồng.

Trong khi vận động trên liên ngân hàng đầy bất ngờ thì hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng tạo ra sự ngỡ ngàng khác. Khối này đã bán ròng với quy mô hơn 300 tỷ đồng cho đến trước 13h50 chiều nay, tuy nhiên với lệnh mua đột biến của VHM, cán cân giao dịch cũng đảo ngược nhanh chóng.

3ex-2023-10-20-2596.png
Quảng cáo

Tới cuối phiên, họ đã mua ròng 770 tỷ đồng và ghi nhận đóng góp giao dịch 2 chiều lên tới 13,76%. Trong 3 phiên liên tiếp, khối ngoại đã giải ngân tổng cộng 1.595 tỷ đồng trên HOSE, phần nào nhắc nhở nhà đầu tư trong nước về đợt bắt đáy trong quý IV/2022 của dòng tiền ngoại.

Vận động thị trường

Sau phiên đáo hạn phái sinh, niềm tin của nhà đầu tư trong nước đã xuống rất thấp. Tất cả các đường xu hướng từ dài hạn cho đến ngắn hạn đều đã gãy, ngưỡng 1.100 điểm cũng đã bị xuyên thủng.

Việc khối ngoại bán ròng trong cả phiên sáng cho đến quãng đầu phiên chiều khiến cho chỉ số chủ yếu giao dịch dưới mức tham chiếu.

hose-2023-10-20-2544.png

Tuy nhiên, khi dòng tiền lớn xuất hiện tại VHM, tâm lý đã có sự chuyển biến nhanh chóng. Bản thân VHM (+4,9%) đã đảo chiều từ sau 13h50 và giữ được mức giá cao cho tới khi đóng cửa.

Rổ VN30 cũng đồng thuận tăng đồng loạt với các mã: MWG (+4%), SSI (+4%), STB (+3,8%), CTG (+2,8%), HPG (+2,8%), tăng đuổi theo VHM. Tổng cộng có tới 29/30 mã tăng giá.

Những cổ phiếu Midcap và Penny đã chịu sự tổn thương nhất trong các phiên vừa qua cũng ghi nhận phản ứng rất nhanh. Các mã: VCI, FTS, NLG, BSI, HDG, LCG, DIG, DXG, HCM, CII, HDC, CTS, ORS, đều có lệnh mua đổ dồn vào trong phiên ATC để chốt trạng thái đóng cửa tại mức giá trần.

Cùng với đó là vô số các mã tăng trên 3% như: PVT, GEX, VND, VIX, NKG, HHV, SZC, DPG, KDH, KBC, NVL, EIB, TCH… Độ rộng của toàn HOSE đạt 70% mã tăng giá. Chỉ số VN-Index tăng 20,18 điểm lên 1.108,03 điểm (+1,86%).

vnindex2010ab-4160.jpg

Thanh khoản chưa hẳn đã thuyết phục khi cả sàn chỉ đạt 14.170 tỷ đồng. Tuy nhiên, ít nhất kết quả giao dịch hôm nay đã giúp cho nhà đầu tư bớt đi sự tiêu cực.

Cả 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều đóng cửa trong sắc xanh, tăng lần lượt 2,24% và 0,73%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.450 tỷ đồng.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ?

Nếu Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Nỗi lo 'Gucci' lây lan ra toàn ngành hàng xa xỉ toàn cầu Giá vé máy bay liên tiếp giảm làm khó cho cổ phiếu ngành hàng không Mỹ

Nhóm sản phẩm cao su bị bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 10 điểm

Nhà đầu tư bán tháo đột biến, chốt lời mạnh nhóm sản phẩm cao su, khiến GVR, DPR và PHR nằm sàn. VN-Index có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 10 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Cổ phiếu FPT được nhà đầu tư “gom” trở lại, VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS được “giải cứu”, VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp

Cổ phiếu TPB và ORS thanh khoản đột biến, tăng mạnh đều ngắt thành công chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó. VN-Index tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp, với sự góp sức lớn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.

Xử phạt 2 cá nhân sử dụng 164 tài khoản để thao túng cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR) Tiềm năng lớn khi đầu tư vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp