Cổ phiếu GVR, NVL tăng mạnh trở lại, cổ phiếu QCG tiếp tục nằm sàn sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt

Cổ phiếu GVR, NVL tăng mạnh trở lại, cổ phiếu QCG tiếp tục nằm sàn sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt

Dự án The Tresor trên khu "đất vàng" 39-39B Bến Vân Đồn, P.12, Q.4. TP.HCM. (Nguồn: Novaland)

Đóng cửa phiên 24/7, giá cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tăng trần 6,86% lên 32.700 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh là hơn 4,9 triệu đơn vị. Chính thức ngắt chuỗi giảm điểm mạnh ở 3 phiên giao dịch trước đó. Cụ thể, trong 3 phiên giao dịch trước đó, cổ phiếu GVR đã “bốc hơi” 16,2% giá trị.

Tương tự, kết phiên 24/7, giá cổ phiếu NVL của Novaland tăng 2,7% lên 11.400 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh là hơn 9,8 triệu đơn vị. Chính thức ngắt chuỗi giảm điểm mạnh ở 3 phiên giao dịch trước đó.

Cụ thể, trong 3 phiên giao dịch trước đó, cổ phiếu NVL đã giảm 10,1% thị giá, rơi xuống 11.100 đồng/cổ phiếu ở phiên 23/7 – cách không xa đáy lịch sử tạo vào ngày 01/03/2023 tại 10.050 đồng/cổ phiếu.

Trái ngược với 2 mã cổ phiếu trên, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp tục giảm kịch sàn phiên thứ 4 liên tiếp. Kết phiên 24/7, giá cổ phiếu QCG là 7.310 đồng/cổ phiếu, giảm 6,88% so với phiên giao dịch trước, khối lượng cổ phiếu khớp lệnh chỉ đạt 65,9 nghìn đơn vị.

Cổ phiếu QCG giảm sàn phiên thứ 4 liên tiếp, sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt.

Tính trong vòng 10 phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu QCG đã 9/10 giảm điểm (gồm 5 phiên giảm sàn), giảm 40,3% thị giá. Đây là vùng giá thấp nhất trong vòng 1 năm qua của mã cổ phiếu này.

Đáng chú ý, các cổ phiếu kể trên đều giảm mạnh kể từ phiên 19/7, sau khi Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố, bắt tạm giam trong cùng ngày để phục vụ điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Bà Loan bị cáo buộc vi phạm pháp luật trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, Q.4, TP.HCM.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh cơ quan chức năng mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR), Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan. Trong đó có sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn (rộng hơn 6.000m2, có nguồn gốc thuộc sở hữu Nhà nước).

Về khu "đất vàng" 39-39B Bến Vân Đồn kể trên, đây là nơi tọa lạc của dự án đình đám The Tresor, thuộc chủ đầu tư Novaland.

Quảng cáo

Dự án là Khu phức hợp Căn hộ – Thương mại – Văn phòng – Dịch Vụ, được xây dựng trên tổng diện tích 6.201,6 m2, cao 33 tầng.

Hôm nay, nhờ dòng tiền bắt đáy mạnh của các nhà đầu tư ở cuối phiên, VN-Index ngắt thành công đà “lao dốc” mạnh ở những phiên trước đó.

Kết phiên 24/7, VN-Index tăng 6,66 điểm, lên 1.238,47 điểm. Chỉ số VN-Index tăng 1,58 điểm, lên 236,17 điểm. Tương tự, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,13 điểm, lên 94,53 điểm.

Ngắt chuỗi "lao dốc", VN-Index tích lũy 6,66 điểm trong phiên 24/7.

Thanh khoản trên toàn thị trường đạt hơn 20.300 tỷ đồng, giảm gần 200 tỷ đồng so với phiên trước. Riêng trên sàn HoSE thanh khoản đạt gần 17.900 tỷ đồng, khoảng 200 tỷ đồng.

Dòng tiền của các nhà đầu tư chảy mạnh vào nhóm sản xuất và bất động sản.

Tăng trần 6,86% lên 32.700 đồng, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dẫn đầu nhóm kéo chỉ số VN-Index. Theo sau là các cổ phiếu VCB, VPI, BID, ACB, VJC, CTR, SSB, POW, KBC.

Các cổ phiếu nhóm bất động sản hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư như DXG +5,93%, KBC +3,77%, TCH +3,49%, DIG +4,94%, NVL +2,7%, VPI +4,48%,…

Ở chiều ngược lại, giảm 1,76% xuống 61.400 đồng, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động dẫn đầu nhóm gây áp lực lên chỉ số VN-Index. Theo sau là các cổ phiếu CTG, HVN, LPB, SSI, VHM, BCM, HDB, FRT, HPG, …

Hôm nay, khối ngoại quay lại mua ròng gần 252 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong đó, khối này mua nhiều nhất cổ phiếu VNM của Vinamilk với giá trị gần 82 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu HPG (56,35 tỷ đồng), cổ phiếu HDG (37,6 tỷ đồng), cổ phiếu DBC (36,18 tỷ đồng), …

Ở chiều bán ra, khối ngoại xả hàng mạnh nhất cổ phiếu DGC của Hóa chất Đức Giang với giá trị hơn 115 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu MWG (95,36 tỷ đồng), cổ phiếu SSI (84,12 tỷ đồng), cổ phiếu FPT (83,41 tỷ đồng), ….

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?