Cổ phiếu NamABank, Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần

Cổ phiếu NAB của NamABank và cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai bất ngờ tăng kịch trần, … trong ngày chỉ số VN-Index thoát hiểm thành công vào “phút cuối”.

Kết phiên 13/08, giá cổ phiếu NAB ở mức 16.200 đồng/cổ phiếu, tăng 6,93% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt hơn 6 triệu đơn vị - tăng hơn gấp 3 lần phiên trước.

Trong 10 phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu NAB đã có 7 phiên tăng điểm (gồm 1 phiên tăng trần), thị giá tăng 7,3%, tương ứng tăng 1.100 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu NAB chính thức niêm yết trên sàn HoSE vào phiên 8/3, với giá tham chiếu 15.900 đồng/cổ phiếu. Trước đó, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên sàn UPCoM trước khi chuyển sàn, thị giá cổ phiếu NAB đạt 16.500 đồng/cổ phiếu.

Kể từ khi niêm yết trên sàn HoSE đến nay thị giá cổ phiếu NAB liên tục rung lắc quanh ngưỡng 14.000 – 16.000 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, cổ phiếu NAB tăng trần trong ngày sắc đỏ chiếm màu chủ đạo tại nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Tương tự, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai cũng gây bất ngờ khi tăng kịch trần trong phiên hôm nay. Kết phiên 13/8, giá cổ phiếu ở mức 6.070 đồng/cổ phiếu, tăng 6,87% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt 956 nghìn đơn vị.

co-phieu-qcg.png
Lịch sử thị giá cổ phiếu QCG trong 10 phiên gần nhất.

Trước đó, cổ phiếu QCG có 3 phiên giảm điểm liên tiếp, thị giá “bốc hơi” hơn 8%.

Rộng hơn, trong 10 phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu QCG có 7/10 phiên giảm điểm (gồm 2 phiên giảm sàn).

Giá cổ phiếu QCG biến động mạnh kể từ sau khi Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan bị bắt vào hôm 19/7. Cổ phiếu QCG sau đó liên tục nằm sàn và giảm điểm mạnh.

Kể từ ngày 31/7, ông Nguyễn Quốc Cường (biệt danh Cường “Đô La”) giữ chức Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai thay mẹ (bà Loan), nhưng thị giá cổ phiếu QCG vẫn biến động theo chiều hướng đi xuống, xen kẽ là những phiên tăng điểm “đột biến”.

Quảng cáo

VN-Index thoát hiểm thành công “phút cuối”

Thị trường chứng khoán tiếp đà rung lắc mạnh, dù thị trường mở cửa trong sắc xanh nhưng dòng tiền của các nhà đầu tư nhanh chóng bị áp đảo bởi đà bán, khiến hầu hết thời gian phiên giao dịch, chỉ số VN-Index chìm trong sắc đỏ.

Đà bắt đáy xuất hiện ở cuối phiên, giúp chỉ số VN-Index thoát hiểm thành công vào “phút cuối”, giữ được mốc 1.230 điểm.

vn-index.png
Thị trường "xanh vỏ, đỏ lòng" trong phiên giao dịch 13/8.

Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng 0,14 điểm, lên 1.230,42 điểm. Trong khi, chỉ số HNX-Index giảm 0,59 điểm, xuống 230,18 điểm. Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,21 điểm, xuống 92,79 điểm.

Độ rộng của thị trường nghiêng hẳn về sắc đỏ, trên sàn HoSE có 186 mã giảm giá (5 mã giảm sàn) so với 129 mã tăng giá (9 mã tăng trần).

Thanh khoản của thị trường xuống thấp, khi tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt hơn 14.900 tỷ đồng. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản khoản đạt hơn gần 13.100 tỷ đồng.

Tại rổ VN30, sắc đỏ chiếm ưu thế hoàn toàn với 16 mã giảm giá, so với 9 mã tăng giá.

Giảm 2,07% xuống 21.300 đồng, cổ phiếu SSB của ngân hàng SeABank giảm mạnh nhất trong rổ VN30. Theo sau là các cổ phiếu giảm trên 1% là VIB, TCB, POW, HPG, GAS và BVH.

Ở chiều ngược lại, tăng 1,94% lên 89.500 đồng, cổ phiếu VCB của Vietcombank tăng mạnh nhất nhóm VN30, đồng thời dẫn đầu nhóm kéo chỉ số VN-Index. Theo sau là các cổ phiếu tăng trên 1% như VJC, VNM, HDB.

Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines tiếp tục “bay cao”. Kết phiên 13/08, giá cổ phiếu HVN ở mức 20.850 đồng/cổ phiếu, tăng 2,46% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt hơn 3,4 triệu đơn vị.

Đây là phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu Vietnam Airlines, cùng thị giá tăng “bốc đầu” gần 10%.

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp trên sàn HoSE, với giá trị tăng đột biến lên gần 324 tỷ đồng. Trong đó, khối này mua vào nhiều nhất cổ phiếu HDB của ngân hàng HDBank với giá trị gàn 385 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu VHM (151,89 tỷ đồng), cổ phiếu FPT (76,74 tỷ đồng), cổ phiếu CTG (46,23 tỷ đồng), …

Ở chiều bán ra, khối ngoại bán ra nhiều nhất cổ phiếu HPG của Hòa Phát với giá trị hơn 234 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu TCB (75 tỷ đồng), cổ phiếu NLG (34,53 tỷ đồng), cổ phiếu SSI (24,79 tỷ đồng), …

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường hàng hoá biến động trước kỳ vọng trái chiều về kịch bản hạ lãi suất của FED

Tuần qua, ngoại trừ thị trường nông sản giữ được đà phục hồi, các nhóm hàng còn lại đều sụt sâu. Trong đó, nhiều mặt hàng năng lượng và kim loại cơ bản chứng kiến giá lao dốc từ 3-10%.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, nhóm công ty bất động sản có 7 đợt phát hành trái phiếu, hút về gần 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, xếp thứ 2 về giá trị huy động nguồn vốn từ trái phiếu, chỉ đứng sau nhóm ngân hàng.

Một ngân hàng phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu không tài sản bảo đảm cho hơn 5.000 nhà đầu tư Nam Long (NLG) hút thành công 2 lô trái phiếu trị giá 950 tỷ đồng trong cùng một ngày