Dòng tiền luân chuyển trong rung lắc, HPG có phiên thanh khoản cao nhất trong hơn 1 năm

Cổ phiếu thép đã bứt phá khá tốt trong phiên thứ Ba tuần trước nhưng phải mất 3 phiên sau đó, đà tăng của nhóm này mới được nối lại với tâm điểm dòng tiền là HPG. Đây cũng là sự luân chuyển rất cần thiết khi ngân hàng có sự hụt hơi dần.

Dòng tiền luân chuyển trong rung lắc, HPG có phiên thanh khoản cao nhất trong hơn 1 năm

Định vị thị trường

Chỉ còn chưa đến 3 tuần nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ vào kỳ nghỉ Lễ Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Việc theo dõi các vận động của thị trường quốc tế càng cần được chú ý bởi nhà đầu tư cần sự chuẩn bị tâm lý và tối ưu hóa vị thế.

Hiện thị trường Nhật Bản vẫn đang có một mạch tăng ấn tượng được nối tiếp từ năm 2023. Với phiên tăng 1,71% của NIKKEI 225, chỉ số đã tăng lên trên 36.500 điểm và dẫn đầu cả khu vực châu Á với thành tích 9,21%.

Thị trường Đài Loan cũng thu hẹp đáng kể thiệt hại do đợt điều chỉnh với một phiên tăng 2,63%. Còn VN-Index có mức tăng khá nhẹ nhưng cùng với Nhật Bản đang là số ít các chỉ số có thành tích tăng điểm. Mức tăng của chỉ số tính từ đầu năm 2023 đạt 4,7%.

Chất xúc tác

Giai đoạn hiện tại, các thông tin về kết quả kinh doanh quý IV/2023 được "phủ sóng" với tần suất liên tục. Theo tổng hợp mới nhất từ Fiingroup, hiện đã có 472 doanh nghiệp niêm yết (đại diện 39% vốn hóa trên ba sàn) công bố báo cáo với tổng lợi nhuận sau thuế quý IV/2023 tăng 5,5% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm ngân hàng và tài chính ghi nhận mức tăng trưởng cao (+16,4%) trong khi lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp phi tài chính giảm quý thứ 5 liên tiếp (-11,8%).

Ngoài ra, sự phân tích và mổ xẻ các quy định mới của Luật Đất đai và Luật Các Tổ chức tín dụng cũng sẽ có ít nhiều tác động vào hành động của nhà đầu tư trên thị trường.

Mức khớp lệnh của HOSE sau 2 phiên sụt xuống dưới mức bình quân 20 phiên đã được khôi phục khá nhanh và quyết liệt. Tổng khớp lệnh sàn đạt 770 triệu đơn vị, tăng 7,54%.

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 4,6% tổng giá trị giao dịch 2 chiều đã cho thấy sự sôi nổi hơn của tiền nội. Tuy nhiên, nhà đầu tư ngoại vẫn đang đồng hành cùng đợt tăng điểm của thị trường khi đã có phiên thứ 8 mua ròng trên HOSE.

Quảng cáo
3ex-2024-01-22-7523-9639-3520.png

Các mã PC1 (+133,67 tỷ đồng), CTG (+66,83 tỷ đồng), STB (+64 tỷ đồng), VCG (+62 tỷ đồng), HPG (+44,43 tỷ đồng) là những cổ phiếu được khối ngoại giải ngân tốt nhất.

Vận động thị trường

Trong những cổ phiếu được khối ngoại mua ròng kể trên, HPG là cổ phiếu ghi dấu ấn rõ nét trên thị trường. Mức khớp lệnh của HPG đã có một phiên tăng vọt lên trên 66 triệu đơn vị, mức cao nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây.

Giá trị giao dịch của HPG đã đứng đầu toàn sàn với sự áp đảo, đạt gần 1.900 tỷ đồng. Cổ phiếu MBB đứng ngay sau HPG về giao dịch đã bị bỏ xa khi chỉ đạt trên 600 tỷ đồng.

Thực tế, chênh lệch này cũng không làm buồn lòng những nhà đầu tư vào ngân hàng bởi nhiều mã đã tăng giá quá tốt trong giai đoạn vừa qua. Sự luân chuyển tiền được nối lại là một tín hiệu tích cực cho cả thị trường chung.

Trong phiên 16/1, nhóm thép cũng đã có nỗ lực bứt phá khá tốt nhưng cũng phải mất tới 3 phiên, HPG cùng các mã trong ngành mới có thể tiếp tục đi lên. Ngoài HPG, HSG (+2,44%), NKG (+1%) cũng giao dịch khá sôi động trong đó HSG còn chen vào vị trí ngay sau MBB về quy mô giao dịch.

Với nhóm ngân hàng, chỉ có 2 cổ phiếu tăng trên 1% là HDB (+1,3%), ACB (+1,3%) trong khi nhiều mã ghi nhận sắc đỏ. Tuy nhiên, cũng rất khó để kết luận về sự kết thúc của sóng ngành bởi trong một xu hướng đi lên, các cổ phiếu vẫn có thể có những giai đoạn điều chỉnh lành mạnh.

Thị trường cần một vòng quay nhịp nhàng để có thể tiếp tục xu hướng tích cực. Tuần trước, sau nhóm thép, các mã chứng khoán và bất động sản đều nhen nhóm chuyển động bứt phá. Các mã HCM (+1,8%), AGR (+1,5%), CTS (+1,1%), BSI (+2,1%), NVL (+5,5%), NDN (+4,8%), HDG (+2,7%), DIG (+2,1%) cũng đã đi theo kịch bản này trong đó NVL, DIG đã giao dịch ở quanh mức 500 tỷ đồng.

Chốt phiên, VN-Index tăng 0,12% lên 1.182,86 điểm. Tổng khối lượng giao dịch sàn đạt 889,75 triệu đơn vị, tương đương 18.739 tỷ đồng.

HNX-Index và UPCoM-Index đều tăng nhẹ, lần lượt 0,13% và 0,29%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.800 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn, VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử

Thông tin đòn thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường chứng khoán “lao dốc”, với gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn. Chỉ số chính VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử, khi “bốc hơi” gần 88 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 17% trong quý I/2025

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới

Phiên sáng ngày 3/4, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC được các thương hiệu điều chỉnh tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, nâng giá bán ra lên sát mốc 103 triệu đồng, trong bối cảnh giá vàng thế giới lập đỉnh mới.

Giá vàng SJC lập đỉnh mới 102,6 triệu đồng Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp đẩy giá vàng lên các mức cao kỷ lục

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ?

Nếu Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Nỗi lo 'Gucci' lây lan ra toàn ngành hàng xa xỉ toàn cầu Giá vé máy bay liên tiếp giảm làm khó cho cổ phiếu ngành hàng không Mỹ

Nhóm sản phẩm cao su bị bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 10 điểm

Nhà đầu tư bán tháo đột biến, chốt lời mạnh nhóm sản phẩm cao su, khiến GVR, DPR và PHR nằm sàn. VN-Index có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 10 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Cổ phiếu FPT được nhà đầu tư “gom” trở lại, VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp