Đứt chuỗi 6 phiên tăng, VN-Index điều chỉnh cùng chứng khoán châu Á

Áp lực bán ròng từ khối ngoại lớn hơn cộng với diễn biến điều chỉnh trên diện rộng của chứng khoán châu Á đã làm đứt chuỗi tăng điểm của VN-Index.

Định vị thị trường

Đêm qua, NASDAQ đã giảm 1,06% còn S&P 500 giảm 0,7%. Các chỉ số chứng khoán Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đều phản ứng kém tích cực theo: NIKKEI 225 (-0,73%), CSI 300 (-1,4%), KOSPI (-0,59%), TWSE (-0,32%) đều giảm điểm.

VN-Index cũng không là ngoại lệ sau khi đã đi qua 6 phiên tăng điểm liên tiếp. Biên độ của chỉ số dù vậy vẫn hẹp hơn các chỉ số trên, cho thấy tâm lý chưa chuyển biến xấu.

Chất xúc tác

Điểm nhấn của phiên hôm nay là việc khối ngoại bán ròng gần 800 tỷ đồng trên HOSE.

Đây là mức bán ròng mạnh nhất kể từ sau khi thị trường trở lại sau kỳ nghỉ lễ. Hai phiên trước, khối ngoại cũng đều bán ròng nhưng tổng giá trị chưa đến 500 tỷ đồng.

khoingoai79a-8899.png
Quảng cáo

Các mã bị bán ròng mạnh nhất là HPG (-218,2 tỷ đồng), SSI (-94,7 tỷ đồng), FUEVFVND (-91,8 tỷ đồng), VIC (-57,2 tỷ đồng)… đều nằm trong danh mục của nhiều quỹ ETFs. Xu hướng rút ròng của các quỹ ETF cổ phiếu tại Đông Nam Á hiện vẫn chưa có tín hiệu đảo chiều.

Vận động thị trường

Cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất là HPG (-1,21%) đã quay đầu giảm sau 6 phiên tăng liên tiếp và vượt đỉnh. Thực tế, trong 2 phiên trước, khối ngoại cũng đều có lực bán chốt lời nhưng HPG vẫn đủ sức hấp thụ hết lực bán ra.

Tuy nhiên, lực bán ra ở phiên hôm nay tỏ ra mạnh hơn đã dẫn đến kết quả trên. Các cổ phiếu SSI (-1,03%), VIC (-1,3%) cũng trở thành những "tội đồ" do bị bán ròng.

Cũng cần phải thừa nhận rằng, khả năng luân chuyển của thị trường ở phiên hôm nay là kém nhịp nhàng hơn. HPG, FPT, VIC có thể cần thời gian điều chỉnh sau nhịp tăng mạnh nhưng nhiều mã như VCB (-0,8%), MSN (-0,8%), BID (+0,1%), VHM (-1,4%) lại không thể hiện sự sẵn sàng. Còn các mã như GVR (+1,8%), TCB (+1,8%) lại rất khó để phát huy sự lan tỏa.

vnindex79ab-8232.jpg

VN-Index chấp nhận giảm 2,36 điểm xuống 1.243,14 điểm (-0,19%). Thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao, đạt 1.127,71 triệu đơn vị, tương đương 24.769 tỷ đồng.

Độ rộng của HOSE cũng phản ánh sự lưỡng lự của nhà đầu tư, sắc đỏ phủ 47% số mã trong khi chỉ có 39% mã tăng. Hiệu ứng nhóm ngành không được ghi nhận rõ, thay vào đó là tình trạng một số mã cá biệt như FTS (+6,46%), DPG (+6,95%), DXS (+6,64%), PSH (+6,61%) tăng trần.

Sự chững lại của nhà đầu tư cũng phản ánh vào biên độ của 2 sàn còn lại. HNX-Index và UPCoM-Index dù vẫn tăng điểm nhưng đều không vượt xa mốc tham chiếu. HNX-Index tăng 0,31% còn UPCoM-Index tăng 0,15%. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn đạt hơn 3.300 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, nhóm công ty bất động sản có 7 đợt phát hành trái phiếu, hút về gần 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, xếp thứ 2 về giá trị huy động nguồn vốn từ trái phiếu, chỉ đứng sau nhóm ngân hàng.

Một ngân hàng phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu không tài sản bảo đảm cho hơn 5.000 nhà đầu tư Nam Long (NLG) hút thành công 2 lô trái phiếu trị giá 950 tỷ đồng trong cùng một ngày

Thị trường vàng liệu có tạm yên sau những ngày biến động mạnh?

Sau một loạt các màn trình diễn ấn tượng trong suốt mùa hè với kết quả tăng 2% trong tháng 7, các nhà phân tích và nhà giao dịch giảm một chút tâm lý lạc quan đối với vàng trong những ngày đầu tháng 9.

Ngoài nỗ lực phi đô la hoá của nhiều quốc gia, một nỗi lo ngại 'sâu sắc' đang đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh