Hàng loạt chỉ số chứng khoán lập đỉnh mới, VN-Index vẫn còn rất "xa bờ"

VN-Index tăng 12% trong năm 2023 và lọt top các chỉ số tăng mạnh nhất Châu Á nhưng vẫn còn cách rất xa đỉnh 1.500 điểm.

Hàng loạt chỉ số chứng khoán lập đỉnh mới, VN-Index vẫn còn rất "xa bờ"

2023 nhìn chung là một năm tương đối “dễ thở” với nhà đầu tư chứng khoán toàn cầu. Hàng loạt thị trường ghi nhận đà tăng ấn tượng trong giai đoạn cuối năm, nhiều chỉ số chứng khoán trên thế giới thậm chí đã lập đỉnh mới.

Tại Mỹ, Dow Jones lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong khi S&P 500 cũng gần phá kỷ lục. Trong khi đó, Nasdaq Composite chưa vượt đỉnh nhưng đã tăng ấn tượng hơn 44% trong năm 2023 và là một trong những chỉ số tăng mạnh nhất thế giới.

spx-ind-8219.png

Các thị trường châu Á cũng không chịu kém cạnh, với hàng loạt chỉ số chứng khoán cũng tăng bùng nổ và lập kỷ lục mới. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng hơn 30% lên mức đỉnh 33 năm và nằm trong top tăng mạnh nhất trên thế giới.

Chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ cũng tăng gần 19% trong năm 2023 qua đó tiếp tục lập kỷ lục mới. Tại Pakistan, chỉ số KSE-100 bứt phá hơn 60% và đang ở vùng đỉnh lịch sử. Trong khi đó, chỉ số Jakarta Composite của của Indonesia cũng lập đỉnh mới dù chỉ nhích tăng hơn 6% trong năm 2023.

kse100-ind-2456.png
Quảng cáo

Không nằm ngoài xu hướng chung, chứng khoán Việt Nam cũng hồi phục khá tích cực sau một năm 2022 đầy giông bão. VN-Index tăng 12% trong năm 2023 và lọt top các chỉ số tăng mạnh nhất Châu Á. Dù vậy, mức tăng này chưa đủ để đưa chỉ số về lại đỉnh cũ. Thậm chí, con số cao nhất VN-Index chạm đến trong năm (gần 1.250 điểm) vẫn còn cách rất xa đỉnh 1.500.

Về cơ bản, điểm chung của những con sóng chứng khoán trên toàn cầu thời gian qua là kỳ vọng về chính sách tiền tệ nới lỏng hơn của các NHTW. Thực tế, Việt Nam đã đi trước thế giới khi Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm lãi suất điều hành từ đầu năm 2023 để hỗ trợ nền kinh tế. Do đó, việc chứng khoán Việt Nam không thật sự bùng nổ có phần khiến nhà đầu tư trong nước thất vọng.

Vì sao “chậm chân”?

Một trong những yếu tố quan trọng kìm chân chứng khoán Việt Nam là sự mất cân bằng về cơ cấu. Theo dữ liệu từ Bloomberg, nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản trên TTCK Việt Nam chiếm tổng tỷ trọng đến hơn 57% vốn hóa. Con số này cao hơn nhiều so với các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,… Nếu so với các thị trường hàng đầu trên thế giới, tỷ trọng này của Việt Nam thậm chí còn vượt trội hơn.

screenshot-2023-12-13-at-105824-8490.png

Với cơ cấu tỷ trọng này, sự phục hồi của chứng khoán Việt Nam gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng hồi phục của nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản. Tuy nhiên, các nhóm ngành này lại đang gặp không ít thách thức và triển vọng phục hồi vẫn còn bỏ ngỏ dù đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ được đưa ra.

Nhìn chung, thị trường bất động sản vẫn tương đối ảm đạm khiến nguồn thu của các doanh nghiệp địa ốc bị ảnh hưởng. Điều này khiến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng gặp khó trong khi kênh trái phiếu dù đã ổn định hơn nhưng vẫn còn những nút thắt chưa thể giải quyết triệt để.

Thêm nữa, áp lực trả nợ trong năm 2024 vẫn rất lớn đối với nhóm bất động sản khi ước tính sẽ có khoảng 123.000 tỷđồng trái phiếu sẽ đáo hạn. FiinGroup nhận định, bất động sản là ngành chủ chốt và một trong những yếu tố rủi ro chính cho đà phục hồi kinh tế của năm sau nằm ở nhóm này. Thị trường bất động sản được kỳ vọng hồi phục vào giữa năm 2024 nhưng chi tiết thời gian hồi phục hiện tại vẫn chưa có chỉ báo.

Nợ xấu trái phiếu bất động sản vẫn tăng cao và tăng rủi ro cho các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhóm dưới có bộ đệm vốn thấp. Thể hiện ở tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ trái phiếu doanh nghiệp ở mức rất cao và tỷ lệ tạo lập nợ xấu đang tăng mạnh. Áp lực nợ xấu cộng với tăng trưởng tín dụng ở mức thấp đang ảnh hưởng đáng kể đến triển vọng nhóm cổ phiếu “vua” và diễn biến thị trường chứng khoán thời gian tới.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không mua vàng tháng thứ hai liên tiếp

Trong tháng 6/2024, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) - Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã tiếp tục ngừng mua vàng để dự trữ tháng thứ hai liên tiếp kể từ tháng 5, dữ liệu chính thức từ Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc cho biết ngày 7/7.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh, thu hẹp khoảng cách với giá vàng SJC chỉ còn 980.000 đồng/lượng

Cổ phiếu vốn hoá lớn tiếp tục dẫn dắt đà tăng của thị trường

Theo dự báo của ABS, sau các nhịp điều chỉnh với biên độ giá quanh 60-100 điểm sẽ luôn có hồi phục kỹ thuật nhanh với những phiên tăng điểm nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn.

Cựu Chủ tịch Chứng khoán VIX giảm tỷ lệ sở hữu, không còn là cổ đông lớn Tài khoản chứng khoán mở mới sụt giảm

Động thái mới của người mua trước thềm Luật mới có hiệu lực từ 1/8

Nhiều người tranh thủ “xuống tiền” trước khi Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực. Họ cho rằng với các quy định siết chặt hoạt động của chủ đầu tư thì giá bán cũng như nguồn cung sẽ ngày càng khan hiếm.

Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình

HOSE: Tháng 6, khối lượng và giá trị giao dịch bình quân đều tăng so với tháng trước

Thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6/2024, chỉ số VNIndex đạt 1.245,32 điểm, VNAllshare đạt 1.295,31 điểm, VN30 đạt 1.278,32 điểm. So với cuối tháng 5/2024, chỉ số VNIndex và VNAllsh

VN-Index có tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp, LPB lọt vào nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất HOSE Thị trường lại xáo trộn mạnh, HOSE đạt giao dịch hơn 43 nghìn tỷ đồng

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến khá trầm lắng trong ngày hôm qua (4/7) khi nhiều mặt hàng đóng cửa nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ. Phần lớn các mặt hàng còn lại biến động giằng co tuy nhiên lực mu

Thị trường hàng hoá vẫn trên đà suy yếu Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) cho thấy, lực mua áp đảo trên thị trường hàng hoá thế giới trong phiên giao dịch ngày 3/7. Nhóm nông sản, năng lượng và kim loại tăng giá trong khi nguyên liệu công nghiệp quay đầu giảm nhẹ. Chỉ số MXV-Index

Vượt xa vàng, giá của kim loại quý này đã tăng gần 40% từ đầu năm - đạt mức cao nhất hơn 10 năm Kỳ vọng FED hạ lãi suất, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm kim loại quý

Chỉ số giá hàng hoá MXV-Index chạm mức cao nhất 1 tuần

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 2/7, ngoại trừ nhóm năng lượng, cả 3 nhóm nông sản, nguyên liệu công nghiệp và kim loại đều đóng cửa trong sắc xanh. Trong đó, đà tăng mạnh của nhiều mặt hàng nguyên liệu quan trọng đã hỗ

Giá hàng hoá nguyên liệu giảm đồng loạt Chỉ số giá hàng hoá MXV-Index giảm 3 ngày liên tiếp

Đà tăng của thị trường sẽ được hỗ trợ nhờ dư địa cho vay margin còn rất lớn

Nhiều yếu tố sẽ hỗ trợ dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm nay, đặc biệt là hầu bao margin từ các công ty chứng khoán được mở rộng nhờ "game" tăng vốn.

Thị trường chứng khoán sẽ còn tích cực trong tháng 6/2024? Chứng khoán rực lửa phiên cuối tuần, VN-Index "bốc hơi" gần 14 điểm

Mất hơn 26 tỷ đồng vì bị lừa liên quan đến án ma túy, rửa tiền

Ngày 2/7/2024, tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử vụ kiện của khách hàng Trần Thị Chúc, bị lừa đảo và đánh cắp hơn 26 tỷ đồng trong 2 tài khoản tại 2 ngân hàng. Đây là vụ việc điển hình về tội phạm công nghệ trên nền tảng thanh toán số, với

Con cháu Chủ tịch Techcombank, Hoà Phát, VPBank, Huyndai Thành Công...: Thế hệ người giàu mới trên sàn chứng khoán, hơn 20 tuổi sở hữu khối tài sản cả nghìn tỷ đồng Sắp diễn ra giao dịch cổ phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng giữa người nhà Chủ tịch Techcombank