Khối ngoại mua ròng phiên thứ 9 liên tiếp trên HOSE

Sau phiên thanh khoản bùng nổ của cổ phiếu HPG, thị trường chưa duy trì được sự luân chuyển nhịp nhàng của dòng tiền. Các mã tăng chỉ xuất hiện rải rác khiến sắc đỏ đã lấn lướt trong phần lớn thời gian giao dịch.

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 9 liên tiếp trên HOSE

Định vị thị trường

Vận động trái chiều diễn ra tại khu vực châu Á nhưng phần lớn các chỉ số đều tăng điểm. Chứng khoán Nhật Bản có phiên điều chỉnh nhẹ của NIKKEI 225 (-0,08%) sau khi đã có 3 phiên liên tiếp tăng điểm.

Trong khi đó, các chỉ số KOSPI (+0,58%), TWSE (+0,33%) duy trì được đà tăng. Các chỉ số của chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông có sự hồi phục mạnh của SZI (+1,38%), HSI (+2,63%).

Còn đà tăng của VN-Index lại gặp cản trở sau khi đã có 3 phiên tăng điểm. Chỉ số tạm thời thoái lui khỏi mốc 1.180 điểm và tạm gác lại tham vọng chinh phục mốc 1.200 điểm cho các phiên giao dịch sau.

Chất xúc tác

Dòng tiền giao dịch trên thị trường hiện chưa thực sự ổn định dù các biến số lãi suất, thanh khoản hệ thống vẫn đang có sự hậu thuẫn rất khả quan.

Theo thống kê của Refinitiv Eikon, mức lãi suất của giao dịch liên ngân hàng qua đêm phiên hôm qua (22/1) được công bố là 0,18%, giảm 0,01%. Mức lãi suất thấp của kỳ hạn có thanh khoản cao nhất rõ ràng đang cho thấy hệ thống vẫn đang rất dồi dào.

Ngoài ra cũng lưu ý tới số liệu báo cáo tài chính của nhiều CTCK như ACBS, MBS, VPS, VPBanks đều ghi nhận sự mở rộng của hoạt động cho vay margin.

Trong khi đó, tiền ngoại cũng đang liên tục giải ngân vào thị trường. Phiên hôm nay (23/01), nhà đầu tư nước ngoài đã nối dài mạch mua ròng trên HOSE lên con số 9. Họ bơm ròng 232 tỷ đồng vào HOSE trong khi đó, bán ròng 22 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 4,5 tỷ đồng trên UPCoM.

Các mã được khối ngoại mua vào tốt nhất trên HOSE là STB (+134 tỷ đồng), VCG (+112,7 tỷ đồng), HCM (+67,3 tỷ đồng).

Quảng cáo

Dù vậy, thanh khoản của HOSE vẫn còn khá "bấp bênh". Khớp lệnh của sàn đã sụt ngay xuống dưới mức bình quân 20 phiên, đạt 600 triệu đơn vị sau một phiên giao dịch bùng nổ.

Vận động thị trường

Lý do chính giúp cho thị trường có phiên thanh khoản bùng nổ ở phiên hôm qua là việc dòng tiền đã có sự luân chuyển từ nhóm ngân hàng sang thép khá ấn tượng.

Tuy nhiên, sang phiên hôm nay, thép cũng chưa tận dụng được đà bứt phá để hút thêm tiền. HPG (+0,18%) vẫn là mã có giao dịch lớn nhất sàn nhưng chỉ đạt hơn 600 tỷ đồng. Trong khi đó, HSG (-0,9%), NKG (-0,4%) cũng chỉ đạt trên 100 tỷ đồng.

Ngân hàng vẫn có TCB (+1,4%), STB (+0,8%) kéo giá nhưng trạng thái chung là điều chỉnh nhẹ với một loạt mã như CTG, MBB, VPB, TPB, HDB, VCB, BID, VIB, OCB, SSB giảm dưới 1%.

Ngân hàng và thép đều "trầm xuống" trong khi các cổ phiếu chứng khoán lại chưa tìm được động lực tăng giá. Các mã HCM (+1%), VCI (+0,4%) giao dịch trái chiều với AGR (-0,6%), SSI (-0,4%), ORS (-0,3%), VND (-0,2%) trong biên độ khá hẹp.

Các nhóm ngành còn lại tăng giá rời rạc. Tại nhóm nông nghiệp chỉ có HNG (+6,9%), HAG (+4,64%), nhóm năng lượng có PC1 (+6,6%) trong khi nhóm dầu khí có PVD (+2,39%), PSH (+7%).

Đáng chú ý, cổ phiếu PET cũng nằm trong họ dầu khí đã có một phiên giảm 3,6% sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Nhận hối lộ" với một thành viên HĐQT.

Độ rộng của sàn ghi nhận sắc đỏ phủ 54% số mã giao dịch. Về xu hướng ngắn hạn, sàn vẫn đang cho thấy sự "loay hoay" trong việc lan tỏa đà tăng. Tỷ lệ các mã có xu hướng tăng ngắn hạn của HOSE chỉ cải thiện lên 52,4%.

Chốt phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,45% xuống 1.177,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch sàn đạt 683,71 triệu đơn vị, tương đương 15.114 tỷ đồng trong đó PC1 có thỏa thuận gần 680 tỷ đồng.

ma20231-3004-8322-3644.png

HNX-Index và UPCoM-Index vẫn đang bị kìm nén nên chưa có những diễn biến bứt phá. HNX-Index giảm 0,22% còn UPCoM-Index giảm 0,31%. Tổng giá trị giao dịch sàn đạt hơn 1.900 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?