Không phải các "ông vua" dầu mỏ, vì sao thị trường này mới là nơi Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất?

Giá nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam đã giảm gần 21% so với cùng kỳ năm 2022.

Không phải các "ông vua" dầu mỏ, vì sao thị trường này mới là nơi Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất?

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 12, Việt Nam nhập khẩu gần 670 nghìn m3 xăng dầu, tương ứng hơn 526 triệu USD, tăng 10,3% về lượng và tăng 3,3% về giá trị so với tháng 11/2023. So với cùng kỳ năm 2022, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tháng này vẫn tăng 31,5% về lượng và tăng 27% về giá trị.

Tính chung 12 tháng năm 2023, Việt Nam nhập khẩu hơn 10 triệu m3 xăng dầu, tương đương 8,4 tỷ USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 1,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá xăng dầu nhập khẩu bình quân 12 tháng đầu năm ở mức 829 USD/m3, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2022.

image8-6125.png

Xét về thị trường, trong năm 2023, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia là ba nhà cung cấp xăng dầu chính cho Việt Nam, chiếm hơn 81% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.

Đối với Hàn Quốc, trong tháng 12, Việt Nam nhập khẩu của Hàn Quốc 225.790 m3 xăng dầu, trị giá hơn 174,8 triệu USD, tăng 37,2% về lượng và tăng 29,4% về kim ngạch. Tính chung 12 tháng, Việt Nam đã chi trên 3,21 tỷ USD để nhập hơn 3,9 triệu m3 xăng dầu, tăng 20,1% về lượng nhưng giảm 6,08% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng hơn 38% trong tổng lượng kim ngạch nhập khẩu.

Bình quân giá xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 821 USD/m3, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Quảng cáo

Lí do khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia cung cấp xăng dầu nhiều nhất cho Việt Nam là nhờ ưu đãi thuế 10% nhận được từ hiệp định thương mại Việt Nam- Hàn Quốc. Mức thuế này thấp hơn đáng kể so với mức thuế MFN 20% (thuế áp dụng đối với hàng hóa từ các nước thành viên WTO).

image9-5765.png

Đứng thứ hai là thị trường Singapore, chiếm gần 22% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu trong năm 2023, đạt 2,2 triệu m3, trị giá 1,81 tỷ USD, tăng 45,6% về lượng và tăng 26,4% về kim ngạch; riêng tháng 12/2023 nhập khẩu đạt 136.986 m3, trị giá 114,76 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng 22,2% về trị giá.

Thị trường xếp thứ ba trong cơ cấu nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam là Malaysia, nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,9 triệu m3, trị giá 1,57 tỷ USD, tăng 37,4% về lượng và 21,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Malaysia chiếm 18-19% tỷ trọng trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu trong năm 2023.

Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, xuất khẩu nhưng vẫn phải nhập nhiều dầu thô vì phải đáp ứng đủ đầu vào cho 2 nhà máy lọc dầu trong nước, gồm Dung Quất và Nghi Sơn. 80% dầu thô phục vụ cho 2 nhà máy này đến từ nguồn nhập khẩu, còn xăng dầu thành phẩm vẫn cần nhập thêm khoảng 30% mới đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Thực tế, dầu thô có nhiều chủng loại, đặc tính khác nhau, như dầu ngọt, dầu nhẹ, dầu nặng... Mỗi loại dầu sẽ sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm như xăng, dầu diesel, dầu hoả, mazut... và các sản phẩm hoá dầu khác.

Mỗi nhà máy lọc dầu được thiết kế công nghệ sử dụng loại dầu thô khác nhau. Chẳng hạn, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sử dụng 100% dầu thô nhập khẩu từ vùng vịnh, loại dầu khai thác trên sa mạc, đá phiến.Còn Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để tiêu thụ dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ.

Do phụ thuộc lớn, nên hoạt động nhập khẩu xăng dầu cũng chịu sự tác động mạnh khi thế giới biến động, đặc biệt là về giá.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Giá vàng ngày 21/4: Tăng trở lại

Phiên sáng ngày 21/4, vàng miếng SJC và vàng nhẫn được các thương hiệu điều chỉnh tăng mạnh trở lại sau phiên giảm sốc vào cuối tuần trước, với mức tăng cả chiều mua - bán là 4 triệu đồng/lượng.

Giá vàng lập đỉnh mới, vượt mốc 106 triệu đồng/lượng Ngược chiều giá vàng thế giới, vàng SJC trong nước tăng thêm 2 triệu đồng mỗi lượng

Cổ phiếu SHB tăng trần, cổ phiếu VIC kịch sàn trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm

Trong khi nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SHB, FPT, VPB, EIB, … thì ở chiều bán ra, bộ đôi cổ phiếu “họ” Vin và cổ phiếu HVN, MWG, VJC, … bị “xả” mạnh trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm.

Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Thanh khoản “bùng nổ” ở cuối phiên, VN-Index tích lũy thêm gần 7 điểm

Dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư gia tăng đột biến ở cuối phiên, giúp thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index ngắt thành công đà “lao dốc” và tích lũy thêm gần 7 điểm.

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm

Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Cổ phiếu bluechip thuộc rổ VN30 tiếp tục là gánh nặng của thị trường, dẫn đầu là cổ phiếu FPT giảm kịch sàn. VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 17 điểm.

Thanh khoản “bùng nổ”, VN-Index tích lũy thêm hơn 54 điểm Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Vàng miếng SJC tạo đỉnh ở 111 triệu đồng, tăng 31% kể từ đầu năm

Sáng nay (16/4), giá vàng SJC tiếp tục tăng đến 3 triệu đồng/lượng lên 111 triệu đồng/lượng. Như vậy, tính từ đầu năm 2025, vàng SJC đã tăng hơn 26 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng ròng hơn 31%.

Giá vàng lập đỉnh mới, vượt mốc 106 triệu đồng/lượng Thị trường vàng nóng trở lại, SJC lập đỉnh 107 triệu đồng/lượng

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Nhà đầu tư tiếp tục “gom” mạnh, giúp loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC, GEE, GEX, VIX, DCM, VGC, … kịch trần. Chỉ số chính VN-Index tích lũy thêm hơn 17 điểm, vượt mốc 1.240 điểm.

Cổ phiếu “họ” Vin và Sabeco “gồng” chỉ số chính VN-Index Gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, VN-Index tăng hơn 74 điểm