Miễn nhiễm trước sóng gió của thị trường, VTP có tháng tăng giá thứ 8 liên tiếp

Đà tăng của VTP từ tháng 03/2023 vẫn được duy trì cho đến thời điểm hiện tại bất chấp thị trường chứng khoán đang nhiều nỗi lo.

Chuỗi tăng 8 tháng liên tiếp giúp VTP trở thành "của hiếm" trên 3 sàn

Trong bối cảnh tâm lý thị trường đang tràn ngập nỗi lo, một bộ phận nhà đầu tư vẫn an tâm nhờ nắm giữ những cổ phiếu đi ngược xu hướng. Cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel là một trong những trường hợp điển hình.

Tính từ đầu tháng 10 hết phiên 16/10, VTP đã tăng hơn 10% và có thành tích tăng giá 8 tháng liên tiếp. Nếu tính từ đầu năm, VTP đã sinh lời 112,6%.

Xét về trạng thái kỹ thuật, VTP gần như không chịu bất kỳ sự ảnh hưởng nào từ các biến cố của thị trường khi các đường xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều giữ được sự tích cực. VTP hiện đang nằm trong số 38,6% cổ phiếu giữ được xu hướng tăng ngắn hạn trên cả 3 sàn.

vtp1610-2216.png

Khả năng chinh phục đỉnh 1 năm của VTP quanh vùng giá 51.000 đồng/cổ phiếu vẫn đang rộng mở ở phía trước với những vận động kể trên. Tất nhiên, sẽ không thể loại trừ những cú "rũ" từ phía người bán nhưng điều này sẽ giúp cho cổ phiếu có được bài kiểm tra cần thiết trong một xu hướng tăng dài hạn.

Tập trung vào cải thiện biên lợi nhuận

Quảng cáo

BCTC quý III/2023 trong những ngày tới sẽ cung cấp thêm về bức tranh hoạt động của VTP trong 9 tháng đầu năm. Tính trong 6 tháng đầu năm, doanh thu VTP đạt 9.778 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 219 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 112% và 103% kế hoạch cho nửa năm 2023 tập đoàn đặt ra.

Trong đó, lĩnh vực cốt lõi – bưu chính ghi nhận doanh thu cao nhất trong 10 năm và tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ 2014. Biên gộp quý II/2023 được cải thiện từ 3,6% cùng kỳ 2022 lên 4,8%, mức cao nhất kể từ quý I/2020. Đây là quý thứ 2 liên tiếp biên gộp bưu chính tăng mạnh so với quý liền trước, lên 9,4% - mức cao nhất trong 2 năm nay.

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSVN), doanh thu VTP năm nay dự kiến sẽ tăng trưởng âm so với 2022 do giá cước tiếp tục giảm do chịu tác động từ cuộc cạnh tranh về giá trong ngành chuyển phát và sản lượng vẫn ở mức thấp do những tác động từ biến động kinh tế vĩ mô.

Tuy doanh thu sụt giảm, VTP vẫn duy trì được mức biên gộp và lãi ròng khả quan nhờ nỗ lực tái cơ cấu và tối ưu hóa chi phí trên từng đơn hàng được thực hiện hiệu quả. VTP hiện đang đầu tư mạnh vào ứng dụng công nghệ cao trên tất cả các khâu giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng hiệu quả và năng suất hoạt động cho doanh nghiệp.

Công ty đặt mục tiêu đến tháng 12/2023 sẽ cán mốc 1 triệu đơn/ngày, nâng thị phần chuyển phát lên 21% từ mức 18% ghi nhận đầu năm nay.

KBSVN dự phóng thị phần chuyển phát của VTP sẽ tăng chậm hơn kế hoạch của công ty, tuy nhiên VTP sẽ sớm đạt được mốc thị phần mục tiêu đề ra vào 2024 nhờ sản lượng chuyển phát của công ty đang tăng liên tục hơn 1 năm qua với tốc độ nhanh hơn mức tăng trưởng chung của ngành. Cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và nhân sự sẽ đem lại cho VTP tệp khách hàng đã mất trước đây.

Bên cạnh đó, VTP cũng đẩy mạnh hợp tác với phân khúc khách hàng lớn, đặc biệt là các đối tác sàn TMĐT lớn sẽ là động lực cho sự phục hồi nhanh chóng của VTP.

screenshot-2023-10-16-173522-510.png

KBSVN dự phóng doanh thu năm 2023 của VTP đạt 18.645 tỷ đồng, trong đó doanh thu chuyển phát và logistics giảm nhẹ 2% đạt 8.821 tỷ đồng (biên gộp mảng chuyển phát ước đạt 9%, biên gộp mảng logistics ước đạt 35%), doanh thu bán hàng sụt giảm mạnh do sự ưa chuộng dùng các phương thức thanh toán online kéo theo doanh thu bán sim thẻ tại cửa hàng giảm mạnh.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường hàng hoá biến động trước kỳ vọng trái chiều về kịch bản hạ lãi suất của FED

Tuần qua, ngoại trừ thị trường nông sản giữ được đà phục hồi, các nhóm hàng còn lại đều sụt sâu. Trong đó, nhiều mặt hàng năng lượng và kim loại cơ bản chứng kiến giá lao dốc từ 3-10%.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, nhóm công ty bất động sản có 7 đợt phát hành trái phiếu, hút về gần 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, xếp thứ 2 về giá trị huy động nguồn vốn từ trái phiếu, chỉ đứng sau nhóm ngân hàng.

Một ngân hàng phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu không tài sản bảo đảm cho hơn 5.000 nhà đầu tư Nam Long (NLG) hút thành công 2 lô trái phiếu trị giá 950 tỷ đồng trong cùng một ngày