Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng đẩy mạnh cho vay ngay trong đầu năm

Tăng trưởng tín dụng đầu năm 2024 đạt thấp, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay ngay từ những tháng đầu năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng đẩy mạnh cho vay ngay trong đầu năm
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng đẩy mạnh cho vay ngay trong đầu năm

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phát đi công văn số 1088/NHNN- CSTT về việc tăng trưởng tín dụng năm 2024 gửi các tổ chức tín dụng (TCTD), các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Công văn số 1088/NHNN- CSTT nêu rõ, ngày 31/12/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thông báo, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15% cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) để các TCTD chủ động, quyết liệt tăng trưởng tín dụng và triển khai các giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng đầu năm 2024 khá thấp so với các năm gần đây.

Do đó, NHNN yêu cầu các TCTD đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm 2024 theo các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thống đốc NHNN đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/01/2024 nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; trong đó tập trung vào một số nội dung sau:

Quyết liệt triển khai có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/01/2024 và Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, các Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 (Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 và các Nghị quyết có liên quan).

Quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu ngay từ đầu năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Tăng cường rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục cấp tín dụng, tối ưu hóa áp dụng chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, đặc biệt qua các kênh bán hàng, sản phẩm, dịch vụ được số hóa.

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp từng phân đoạn khách hàng và thị trường, loại hình, nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là các nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân. Chủ động và tích cực truyền thông kịp thời, rõ ràng, đầy đủ, chính xác về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ của TCTD để giúp người dân, doanh nghiệp hiểu rõ và qua đó góp phần thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức trao đổi, đối thoại với khách hàng vay vốn nhằm nắm bắt và kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của khách hàng có hiệu quả, thiết thực, thực chất, qua đó mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân.

Quảng cáo

Nỗ lực gỡ nút thắt tăng trưởng tín dụng

Thực tế cho thấy, tăng trưởng tín dụng là một nút thắt của ngành ngân hàng trong hai năm 2022 và 2023, nhưng với diễn biến ngược chiều.

Nửa cuối năm 2022, thanh khoản thị trường gặp khó, nhu cầu vay vốn tăng cao nhưng các nhà băng không đủ room cho vay. Tuy nhiên, đến 2023, các nhà băng lại rơi vào cảnh thừa vốn nhưng doanh nghiệp không có nhu cầu vay. Những phân khúc có nhu cầu vốn cao, như bất động sản, lại là lĩnh vực trong diện kiểm soát.

Năm nay, dựa trên diễn biến thực tế, nhà điều hành cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng và chủ động điều chỉnh hạn mức (room) cho từng nhà băng, mà không yêu cầu họ phải gửi đề nghị cấp thêm. Đây là điểm khác biệt trong cách điều hành so với mọi năm, khi "room" thường chia nhiều đợt và yêu cầu các nhà băng gửi đề nghị.

Sự thay đổi diễn ra sau khi Thủ tướng nhiều lần có các công điện về việc đẩy vốn ra nền kinh tế.

Cuối tháng 11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rút kinh nghiệm từ việc điều hành tín dụng chậm trong năm 2022.

Theo Thủ tướng, việc điều hành tăng trưởng tín dụng cần kịp thời, hiệu quả, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tuyệt đối không để tắc nghẽn, ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm.

Bước sang năm 2024, nhìn chung việc thị trường tiêu thụ vẫn kém khả quan nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trên cả nước, đặc biệt là cả các doanh nghiệp tại các trung tâm kinh tế lớn như TP. HCM vẫn chưa có dấu hiệu tăng đáng kể.

Theo ông Nguyễn Đình Tuệ, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa TP HCM, lãi suất đã hạ nhưng nhu cầu vay vốn chưa tăng lên vì doanh nghiệp không bán được hàng hóa nên chưa thể mở rộng sản xuất.

Ngoài ra, theo ông Trệ, hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu còn vướng mắc với gói 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 2% do tâm lý ngại bị điều tra về sau nếu có sai sót, trong khi ngân hàng cũng thấy rủi ro cao cho thấy việc triển khai chính sách này chưa thực sư hiệu quả.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?