Ngập ngừng trước đường MA100, thanh khoản tiếp tục hao hụt

Dù việc giải chấp đã phần nào được ổn định, người mua vẫn chưa sẵn sàng giải ngân trở lại. VN-Index tiếp tục dao động quanh vùng 1.150 điểm với thanh khoản sụt giảm.

Định vị thị trường

Nhiều chỉ số chứng khoán trên thế giới tạm thời bị xuyên thủng khỏi đường xu hướng trung hạn MA100 là S&P 500, TWSE, JP 225, KOSPI, SET, NIKKEI 225. Trong đó, chỉ số mạnh nhất châu Á là NIKKEI 225 (-1,48%) hôm nay cũng bị kéo xuống dưới MA100.

VN-Index đã thủng mất MA100 cách đây 2 phiên và việc trở lại đường xu hướng chưa thực sự thuận lợi trong bối cảnh chung. Ưu tiên của chỉ số vẫn đang phải tìm lại sự cân bằng trước các vị thế phải giải chấp và nhóm nhà đầu tư muốn cắt lỗ.

Chất xúc tác

Tâm lý thị trường đang chịu ảnh hưởng lớn từ hành động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc ổn định tỷ giá cùng với các động thái mua/bán của khối ngoại.

Theo ghi nhận từ giữa tuần trước đến trước phiên 28/9, NHNN đã rút tổng cộng 70.000 tỷ đồng qua phát hành tín phiếu. Ở phiên hôm qua, đã có thêm 20.000 tỷ đồng tín phiếu được trúng thầu với lãi suất 0,65%. Hiện lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã được kéo lên 0,2% trong khi đó tỷ giá trung tâm đã tạm thời dừng lại tại mức 24.088 VND/USD.

khoingoia289-3732.png

Tuy nhiên, nhà đầu tư ngoại lại quay đầu bán ròng hơn 400 tỷ đồng sau 3 phiên liên tiếp giải ngân vào thị trường. Riêng HOSE đã bị rút 508 tỷ đồng.

Quảng cáo
hose-2023-09-28-3035.png

Danh mục bán ra có tỷ trọng khá lớn của các cổ phiếu Midcap như GMD (-64,3 tỷ đồng), PVT (-41,31 tỷ đồng), VND (-64,2 tỷ đồng) thay vì sự áp đảo của các cổ phiếu Bluechips. Điều này cho thấy, các quỹ ETFs có thể không phải là tác nhân bán ra chính. Theo ghi nhận, từ đầu tuần, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF thực tế đã quay lại hút ròng được hơn 100 tỷ đồng.

Vận động thị trường

Theo thống kê, tỷ trọng đóng góp của tiền ngoại tiếp tục tăng lên 17,05% và nguyên nhân vẫn do tiền nội chưa sẵn sàng trở lại thị trường. Khối lượng khớp lệnh giảm 17% so với phiên hôm qua và hụt so với mức bình quân 20 phiên tới gần 33%.

Sự ngần ngại của nhà đầu tư nội đã cản trở việc hồi phục theo diện rộng. Thay vào đó, thị trường phải chứng kiến sự phân hóa khá mạnh. Nhóm Dầu khí và Vận tải biển trở thành điểm sáng hiếm hoi khi có nhiều cổ phiếu đồng loạt tăng như PVT (+4,6%), PLX (+3,3%), PSH (+5%), PVD (+3,8%), GAS (+2,9%), HAH (+3,2%), GMD (+2,81%).

Nhóm Chứng khoán vẫn còn FTS (+6,97%), BSI (+5,4%) bật mạnh nhưng lại tương phản với HCM (-2,1%), VND (-3,7%), VCI (-2,1%), VIX (-3,9%), SSI (-2,1%), ORS (-1,8%).

Các nhóm ngành Ngân hàng, Bất động sản, Đầu tư công cũng đều xuất hiện sự chia rẽ trong xu hướng. Chiều tăng đó là VPB (+1%), TPB (+1,4%), TCB (+3,2%), GEX (+2,2%), NTL (+4,5%), NLG (+2,75%). Và chiều ngược lại là EIB (-3,86%), SHB (-1,35%), ACB (-1,14%), VCG (-0,21%), DIG (-3,92%), FCN (-4,33%)…

Độ rộng của HOSE cũng phản ánh sự nhỉnh hơn của sắc đỏ với tỷ lệ 51% mã tăng so với 38% mã giảm. VN-Index phải dành phần lớn thời gian để cân lại phe bán, đóng cửa ngay dưới tham chiếu. Chỉ số giảm 1,42 điểm xuống 1.152,43 (-0,12%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 15.897 tỷ đồng.

index289a-1817.png

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều có sắc đỏ. HNX-Index giảm 0,57% còn UPCoM-Index giảm 0,33%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 250 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Thị trường vàng liệu có tạm yên sau những ngày biến động mạnh?

Sau một loạt các màn trình diễn ấn tượng trong suốt mùa hè với kết quả tăng 2% trong tháng 7, các nhà phân tích và nhà giao dịch giảm một chút tâm lý lạc quan đối với vàng trong những ngày đầu tháng 9.

Ngoài nỗ lực phi đô la hoá của nhiều quốc gia, một nỗi lo ngại 'sâu sắc' đang đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh