Ngoài nỗ lực phi đô la hoá của nhiều quốc gia, một nỗi lo ngại 'sâu sắc' đang đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Giá vàng đạt mức cao kỷ lục trong tuần này, được thúc đẩy bởi mối lo ngại về lạm phát và nhiều rủi ro bất ổn.

Khi hải quân Hà Lan đi thuyền lên cửa sông Thames vào năm 1667 và bất ngờ tấn công các tàu của Anh, viên quản lý kiêm người viết nhật ký Samuel Pepys đã viết “toàn bộ vương quốc đã sụp đổ”. Ông đã đưa vợ và cha mình rời London cùng một vài thỏi vàng mà ông cất giữ riêng.

Hiện tại, người dân Trung Quốc và Ấn Độ mua trang sức và vàng thỏi không phải là những người đầu tiên đặt niềm tin vào vàng. Vàng không mang lại bất kỳ khoản cổ tức nào và cũng rất nặng. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh, khủng hoảng, lạm phát và bất ổn, sở hữu vàng lại là việc mang lại sự yên tâm.

John Reade, chiến lược gia thị trường của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết: “Khi những điều tồi tệ xảy ra, vàng sẽ phát huy tác dụng.”

Giá vàng mới đây đã đạt mức cao kỷ lục 2.531 USD/ounce, gấp 5 lần giá đã điều chỉnh theo lạm phát ở thời điểm Anh bán bớt vàng trong kho dự trữ cách đây 25 năm.

Các NHTW nay đã quay lại với vàng, đặc biệt là Trung Quốc, Nga và các nước muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Do lĩnh vực bất động sản suy thoái và kinh tế tăng trưởng chậm, các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Trung Quốc đã đổ xô mua kim loại quý này. Ngoài ra, nhóm người giàu trên thế giới cũng mua nhiều vàng hơn và các quỹ phòng hộ của Mỹ cũng đi theo xu hướng này.

Nếu “cơn sốt” vàng vẫn tiếp tục nóng lên trong tuần tới, thì các công ty khai thác vàng vẫn chưa được hưởng lợi. Không như ở California vào năm 1848 và Nam Phi những năm 1880, các công ty thăm dò và khai thác đã gặp nhiều khó khăn để đảm bảo các khoản đầu tư. Giao dịch vàng và các sản phẩm phái sinh vẫn dễ dàng hơn là khai thác và tinh chế thêm vàng.

Quảng cáo

“Chúng tôi vẫn đang ở tình trạng chán nản”, Nick Brodie, giám đốc điều hành của Golconda Gold, một công ty khai khoáng nhỏ niêm yết tại Canada, cho hay. Vào tháng 5, Golconda bắt đầu sản xuất quặng cô đặc (quặng vàng dạng bột) từ một phần của một mỏ ở Nam Phi mà công ty đã mua lại khi ngừng hoạt động vào năm 2015.

Vấn đề đối với các công ty nhỏ như Golconda là chi phí sản xuất đã tăng và “mỗi đồng kiếm được đều quay về khu mỏ”, Brodie chia sẻ. Quặng cô đặc phải vận chuyển đến Trung Quốc để tinh chế và dù giá cao hơn giúp tăng lợi nhuận, nhưng họ phải mất 3 năm nữa mới có thể đạt mức sản lượng đầy đủ. Khai thác vàng không giúp họ thu lợi nhanh chóng.

Trên thực tế, vàng vật lý có trong rất nhiều kho dự trữ. Các kho của Fed New York sâu 15 mét chứa 507.000 thỏi, trị giá khoảng 510 tỷ USD. Các kho tiền của London, bao gồm của NHTW Anh, chứa 8.650 tấn, trị giá 690 tỷ USD.

Các kho dự trữ vàng đang được theo dõi sát sao, cho thấy nỗi lo của các nhà đầu tư. Giá vàng có xu hướng tăng vọt trong các cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, các nhà đầu tư đã tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro. Sau đó, các nước G7 đã đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga, trong khi vàng được giữ tại Nga lại ít bị ảnh hưởng hơn.

Khi các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Kazakhstan nỗ lực “phi đô la hoá”, NHTW của các nước này đã tăng mua vàng trong 2 năm qua. Các NHTW cho biết họ mua nhiều vàng hơn vì lo ngại rủi ro lạm phát trong dài hạn.

Trong khi đó, những người ủng hộ vàng lại cảnh báo về tương lai xảy ra tình trạng các đồng tiền tệ mất giá và khủng hoảng tài chính. Robert Kiyosaki, tác giả cuốn Cha giàu cha nghèo, mới đây cho biết rằng “mọi thứ đều là bong bóng.”

Tuy nhiên, nỗi lo sợ cũng không kéo dài quá lâu. Vàng được ưa chuộng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009, khi nỗi lo lạm phát “bùng lên”, khiến giá vàng vượt 1.900 USD/ounce vào năm 2011, sau đó giảm trở lại. Tâm lý hứng khởi với vàng trong tuần qua cũng có thể chỉ là tạm thời, lạm phát có thể tiếp tục đi xuống và căng thẳng địa chính trị sẽ bớt căng thẳng.

Tham khảo FT

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn, VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử

Thông tin đòn thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường chứng khoán “lao dốc”, với gần 440 mã cổ phiếu nằm sàn. Chỉ số chính VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử, khi “bốc hơi” gần 88 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 17% trong quý I/2025

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới lên đỉnh cao mới

Phiên sáng ngày 3/4, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC được các thương hiệu điều chỉnh tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, nâng giá bán ra lên sát mốc 103 triệu đồng, trong bối cảnh giá vàng thế giới lập đỉnh mới.

Giá vàng SJC lập đỉnh mới 102,6 triệu đồng Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp đẩy giá vàng lên các mức cao kỷ lục

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ?

Nếu Việt Nam bị tăng thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.

Nỗi lo 'Gucci' lây lan ra toàn ngành hàng xa xỉ toàn cầu Giá vé máy bay liên tiếp giảm làm khó cho cổ phiếu ngành hàng không Mỹ

Nhóm sản phẩm cao su bị bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 10 điểm

Nhà đầu tư bán tháo đột biến, chốt lời mạnh nhóm sản phẩm cao su, khiến GVR, DPR và PHR nằm sàn. VN-Index có phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 10 điểm.

Thị trường chứng khoán rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 6 điểm Cổ phiếu FPT được nhà đầu tư “gom” trở lại, VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp