Nhà đầu tư "thở phào" sau khi hoạt động luân chuyển tiền được nối lại

Phiên chốt lời hôm qua của các cổ phiếu ngân hàng đã không chuyển hóa thành sự đứt gãy xu hướng của VN-Index trong phiên hôm nay (1/2). Thay vào đó, chỉ số nhanh chóng bật lên từ đường MA20 với những cổ phiếu tạo được sức hút khá tốt tại nhóm công nghệ, k

Nhà đầu tư "thở phào" sau khi hoạt động luân chuyển tiền được nối lại

Định vị thị trường

Thị trường chứng khoán Trung Quốc ghi nhận nỗ lực bật lên của các chỉ số HSI (+0,52%), SZI (+0,34%) dù chưa phải là mức tăng điểm thuyết phục. Điều này hỗ trợ cho các thị trường khu vực bớt đi tâm lý nặng nề. Chỉ số KOSPI (+1,82%) đã khẩn trương tăng điểm để lấy lại xu hướng tăng dài hạn còn chỉ số TWSE (+0,44%) cũng cố hấp thụ lực bán chốt lời vùng cao.

Điểm tựa từ khu vực vững hơn so với phiên hôm qua cũng giúp cho thị trường Việt Nam có nỗ lực bật lên từ đường MA20. Đây là sự khẩn trương cần phải có trong một xu hướng tăng đã được thiết lập kể từ cuối tháng 12/2023.

Chất xúc tác

Trong bối cảnh thị trường cận kề kỳ nghỉ Tết, việc thanh khoản của phiên hôm qua đột biến trên mức bình quân 20 phiên là điều khá nhạy cảm. Sự điều chỉnh mạnh của một số cổ phiếu ngân hàng có thể dẫn đến hoạt động bán tháo nếu như không có ngay những diễn biến hỗ trợ tâm lý.

Và thị trường đã có luôn những chuyển động của dòng tiền tại một số cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Cùng với đó là các mã FPT, MWG cũng giao dịch trên 500 tỷ đồng.

Mức khớp lệnh của HOSE không còn sự đột biến nữa khi trở lại dưới bình quân 20 phiên, đạt 578 triệu đơn vị. Nếu chỉ so so sánh với phiên ngày 30/1, sàn đã có sự cải thiện hơn về dòng tiền.

Cũng theo ghi nhận, khối ngoại đóng góp 9,6% tổng giá trị giao dịch 2 chiều. Họ tiếp tục có một phiên mua ròng nhẹ trên HOSE với giá trị ròng đạt trên 60 tỷ đồng.

Quảng cáo
3ex-2024-02-01-1301-4602-8540.png
Phiên 31/1, đã xuất hiện giao dịch thỏa thuận đột biến của AIC trên UPCoM.

PNJ (+294 tỷ đồng), HPG (+61,34 tỷ đồng), MWG (+56,5 tỷ đồng) là những cổ phiếu được khối ngoại giải ngân tốt nhất trong đó MWG đang có tháng được mua ròng thứ 3 liên tiếp, còn HPG cũng được mua ròng sang tháng thứ 2.

Vận động thị trường

Các cổ phiếu ngân hàng đã giảm sâu cùng giao dịch lớn phiên hôm qua, phiên hôm nay không có thêm diễn biến xấu nào. STB (-0,33%), SHB (0%) đóng cửa đều giữ quanh tham chiếu. Trong khi đó, các mã giảm mạnh trong ngành chỉ là VPB (-1,2%), TCB (-1,2%) còn lại các cổ phiếu khác đều khá cân bằng.

Tín hiệu từ ngân hàng như vậy chưa xác nhận sự bán tháo ra còn các nhóm ngành như công nghệ, khu công nghiệp lại nhanh chóng xuất hiện các cổ phiếu tăng tốc để hút tiền.

FPT (+4,39%) là mã giao dịch tốt nhất toàn sàn, đạt 769 tỷ đồng. Tác động của FPT cũng lan tỏa tới các cổ phiếu ELC (+6,51%), CMG (+2,51%).

Trong khi đó, nhóm khu công nghiệp ghi nhận cổ phiếu đầu ngành là GVR (+6,92%) tăng trần cuối phiên sáng và lan tỏa tâm lý tốt tới SZC (+6,92%), IDC (+5,7%), ITA (+4,7%), DPR (+4,4%), VGC (+4,2%), SZL (+3,8%), LHG (+3,8%), KBC (+3,6%), TIP (+2,8%). Thực tế, nhóm này đã có tín hiệu khả quan từ cách đây 3 phiên, nên tín hiệu của phiên hôm nay là sự xác nhận của sóng tăng của ngành.

So với nhóm thép và chứng khoán cũng được kỳ vọng lan tỏa, sự thể hiện của nhóm khu công nghiệp cũng là ấn tượng hơn. Các mã VCI (+0,8%), FTS (+1,1%), ORS (+1,3%), HPG (+0,4%), HSG (0%) vẫn đang liên tục phải cân đối lại cung cầu dù cũng đã có một số phiên bật lên.

Một số nhóm ngành như bất động sản, cảng biển, nông nghiệp cũng có sự tích cực nhưng với dòng tiền hạn chế nên chỉ ghi nhận các trường hợp cá biệt của VSC (+5,9%), TCH (3,4%), HHS (+6,9%), PAN (+6,86%).

Dù sao thị trường cũng đã rất khẩn trương trong việc lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể thở phào với nhịp rung lắc khi VN-Index chốt phiên tại 1.173 điểm (+0,75%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 15.278 tỷ đồng.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index lần lượt có mức tăng 0,61% và 0,37%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.800 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa”

Thị trường chứng khoán ngắt thành công chuỗi giảm điểm, VN-Index tăng gần 12 điểm trong phiên hôm nay. Nhóm cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” với loạt cái tên tăng mạnh như DXG, NVL, DIG, PDR, BCM, VHM, …

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm VN-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu “họ” Hoàng Huy và “họ” Tiên Phong tăng mạnh

VN-Index rơi sát mốc 1.200 điểm, riêng cổ phiếu Vinhomes (VHM) được nhà đầu tư “gom” mạnh

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu VHM của Vinhomes được các nhà đầu tư “gom” mạnh trong ngày thị trường chứng khoán “chìm” trong sắc đỏ, chỉ số chính VN-Index rơi về sát mốc 1.200 điểm.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Một công ty chứng khoán dự báo VN-Index có thể “thủng” 1.200 điểm

Tại một trong 2 kịch bản dự báo thị trường chứng khoán đưa ra mới đây, KBSV dự báo chỉ số VN-Index có thể xuống vùng hỗ trợ quanh mức 1.200 (+/-10) điểm sau đó mới có thể xuất hiện nhịp hồi phục, xác suất kịch bản này là 30%.

Thị trường “chìm” trong sắc đỏ, VN-Index rơi về sát mốc 1.230 điểm Phiên 15/11: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm sâu, đâu là tâm điểm "xả hàng"?