Tưởng có điểm tín dụng đẹp, thử tra soát mới phát hiện mình có món nợ với ngân hàng đã 12 năm?

Không ít người sử dụng thẻ ngân hàng gặp phải tình huống trên, vì nghĩ tiền không còn trong tài khoản cũng đồng nghĩa tài khoản đó không còn giá trị.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tưởng có điểm tín dụng đẹp, thử tra soát mới phát hiện mình có món nợ với ngân hàng đã 12 năm?

Những ngày vừa qua, thông tin về một khách hàng ở Quảng Ninh nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng và bị ngân hàng đòi 8,8 tỷ đồng sau 11 năm đã gây xôn xao mạng xã hội. Dù đến hiện tại, câu chuyện vẫn đang được xác minh xử lý, thế nhưng con số 8,8 tỷ đồng cũng khiến những ai đang sử dụng các hình thức thanh toán của ngân hàng không khỏi giật mình.

Để tránh gặp phải trường hợp trên, nhiều người đã chia sẻ cách thức kiểm tra nợ xấu, đó là tra điểm tín dụng cá nhân (Credit Score) trên website / ứng dụng CIC (của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước), hoặc trực tiếp hỏi thẳng nhân viên ngân hàng về thông tin tín dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý đây chỉ là hình thức kiểm tra nợ xấu của khách hàng thông qua lịch sử vay vốn tại ngân hàng hay tổ chức tài chính, mà vay nợ bằng thẻ tín dụng là một trong số đó.

Nói cách khác, thông qua tra điểm tín dụng CIC, bạn vẫn chưa chắc biết được bản thân có đang nợ ngân hàng số tiền nào hay không để còn nhanh chóng thanh toán để tránh trường hợp “lãi chồng lãi". Đã có không ít trường hợp khách hàng có điểm CIC đẹp nhưng vẫn nợ ngân hàng một khoản tiền.

Tra điểm CIC không đủ để bạn biết chắc mình có đang nợ ngân hàng số tiền nào không (Ảnh minh hoạ)
Tra điểm CIC không đủ để bạn biết chắc mình có đang nợ ngân hàng số tiền nào không (Ảnh minh hoạ)

Điểm CIC đẹp nhưng vẫn nợ ngân hàng, lý do là gì?

Anh Nguyễn Trần Duy Phương (một chuyên viên CNTT ở TP.HCM) là một trong số đó. Anh Phương có 5 tài khoản ngân hàng đã lâu không dùng đến. Gần đây, sau khi biết thông tin khách hàng nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng biến thành món nợ 8,8 tỷ, anh đã chọn cách “thủ công" để kiểm tra lại tất cả tài khoản ngân hàng: Gọi cho tổng đài hoặc ra quầy nhờ nhân viên ngân hàng tra soát.

Kết quả, anh phát hiện mình có khoản nợ khoảng 2,2 triệu đồng dù cả 5 tài khoản ngân hàng đã không còn dùng đến từ lâu. Khoản nợ này đến từ phí duy trì thẻ thường niên và phí quản lý tài khoản do anh chưa đóng tài khoản ngân hàng. Cụ thể như sau:

- Khoản nợ của tài khoản mở tại Techcombank và HDBank là 0 đồng vì theo anh chia sẻ, hai ngân hàng này đã đóng tài khoản sau vài năm không phát sinh thêm giao dịch.

- Tương tự, anh cũng không có nợ tại một ngân hàng khác là ACB. Tại thời điểm anh Phương mở tài khoản, có thể đã có chính sách được miễn phí thường niên nên dù chưa đóng tài khoản, anh chàng vẫn không bị phát sinh các khoản phí.

- Khoản nợ phí của tài khoản Đông Á Bank là khoảng 600 ngàn đồng. Vì anh chưa đóng tài khoản thanh toán và thẻ thanh toán nên cần đóng phí thường niên của thẻ từ năm 2012 tới nay.

- Khoản nợ của tài khoản Eximbank là cao nhất, lên tới 1,6 triệu đồng. Giống trường hợp tại Đông Á Bank, anh Phương phải đóng phí duy trì tài khoản (khoảng 11 ngàn đồng/tháng) từ năm 2015 tới nay vì chưa đóng tài khoản ngân hàng.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ngay lập tức, anh đã lên kế hoạch để nộp hết tất cả các khoản nợ phát sinh, đồng thời đóng hết 3 tài khoản ngân hàng không còn sử dụng là ACB, Đông Á Bank và Eximbank.

Một số kinh nghiệm mà Duy Phương có được sau câu chuyện trên:

- Thứ nhất, các khoản nợ của anh là phí thường niên của thẻ thanh toán và phí quản lý tài khoản ngân hàng. Do đó, việc nợ này không khiến Duy Phương bị tính nợ xấu, khác nợ thẻ tín dụng. Do đã từng kiểm tra điểm CIC trước đó vài tháng và thấy điểm vẫn tốt cho nên anh đã không nhớ tới việc phải rà soát lại các tài khoản ngân hàng.

- Thứ hai, khi khách hàng đã khóa thẻ thì không có nghĩa là tài khoản ngân hàng sẽ bị hủy/khóa tương ứng. Nhiều trường hợp khóa thẻ nhưng vẫn bị trừ phí duy trì tài khoản như thường. Do đó, bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng qua tổng đài chăm sóc khách hàng hoặc ra trực tiếp phòng giao dịch là chắc chắn nhất.

- Thứ ba, chính sách cho từng tài khoản ngân hàng tại mỗi thời điểm là khác nhau. Ví dụ, tại một ngân hàng, có người chia sẻ là bị trừ đến âm phí vì quên chưa đóng tài khoản, nhưng Duy Phương lại không bị vì vào thời điểm anh mở tài khoản (năm 2010), chính sách khác hiện nay.

- Thứ tư, một khi phát sinh khoản nợ với ngân hàng, dù không trở thành nợ xấu, khách hàng nên thanh toán đầy đủ và đóng luôn tài khoản nếu không còn sử dụng nữa. Điều này sẽ tránh các phiền hà sau này, cũng như tránh việc tiền sẽ bị ngân hàng trừ nợ ngay lập tức nếu có ai đó chuyển vào. Ngoài ra, khi bạn muốn vay tại các ngân hàng này, cũng sẽ gặp nhiều trở ngại.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tài khoản ngân hàng không sử dụng tính phí như thế nào?

Khách hàng sẽ bị tính phí nếu có đăng ký các dịch vụ cộng thêm như SMS Banking, Internet Banking… và khoản phí duy trì thẻ, phí quản lý tài khoản.

Các khoản phí sẽ phải thanh toán ngay cả khi không sử dụng tài khoản bao gồm: Phí quản lý tài khoản ngân hàng; Phí thường niên thẻ ATM thu theo năm, nếu có đăng ký phát hành thẻ; Phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking nếu có đăng ký.

Mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách khác nhau. Có ngân hàng yêu cầu khách duy trì một số dư nhất định thì sẽ miễn các khoản phí. Ngược lại, nếu tài khoản của bạn lâu không dùng và tài khoản cũng không có tiền thì hàng tháng hệ thống vẫn sẽ trừ khoản tiền phí theo quy định, thậm chí hình thành “âm phí” do đã không thể trừ thêm tiền trong tài khoản. Sau đó, khi chủ tài khoản nạp tiền vào thì sẽ tự động trừ số tiền tương ứng. Đối với tài khoản thẻ tín dụng nếu không đóng phí đủ thì sẽ bị tính phí phạt.

Việc mở tài khoản ngân hàng nhưng không dùng tưởng như không có hại, nhưng thực tế có thể khiến bạn chịu thiệt thòi nếu như không để ý. Bên cạnh phải đóng các khoản chi phí phát sinh, bạn còn có nguy cơ bị lộ thông tin tài khoản và đánh cắp thông tin cá nhân vì không quản lý thường xuyên; sẽ bị tính phí phạt khi không thanh toán các khoản phí dịch vụ (với tài khoản thẻ tín dụng).

1/ Mở tài khoản ngân hàng ngân hàng nhưng không dùng đến thì nên làm gì?

Nếu không có nhu cầu sử dụng tài khoản ngân hàng, bạn nên khóa hoặc hủy tài khoản ngân hàng ngay lập tức để tránh các khoản phí và chịu ảnh hưởng khi không dùng.

- Khóa tài khoản tạm thời

Nếu chỉ không sử dụng tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định và có thể sử dụng lại trong tương lai thì chỉ nên khóa tài khoản tạm thời. Với chức năng này, khi bạn muốn sử dụng lại thì chỉ cần thực hiện các thao tác kích hoạt lại để mở khóa tài khoản.

Nhưng lưu ý, việc khóa tài khoản tạm thời thì những khoản phí như: Phí quản lý tài khoản, phí thường niên, phí SMS Banking… vẫn sẽ được tính như thông thường.

- Đóng tài khoản ngân hàng vĩnh viễn

Nếu bạn đã không còn muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng để giao dịch nữa thì nên đóng tài khoản ngân hàng vĩnh viễn để không phải trả các khoản phí dịch vụ đi kèm.

Việc đóng tài khoản này có nghĩa là bạn sẽ chấm dứt mọi hoạt động liên quan tới ngân hàng đã đăng ký phát hành tài khoản trước đó. Tài khoản, thẻ ATM sẽ không còn được hoạt động nữa. Và tất nhiên, sau khi đóng toàn bộ tài khoản thì bạn cũng không bị phát sinh bất kỳ khoản phí nào. Tất nhiên là tại thời điểm đóng, bạn đang nợ phí thì buộc phải thanh toán đầy đủ khoản nợ đó.

- Ngừng đăng ký dịch vụ tiện ích

Nếu vẫn muốn duy trì tài khoản ngân hàng nhưng lại không muốn trả các khoản phí dịch vụ tiện ích đi kèm thì có thể tới trực tiếp ngân hàng để hủy dịch vụ SMS Banking, Internet Banking, Mobile Bank… mà tài khoản đã đăng ký trước.

Sau khi hủy dịch vụ, bạn sẽ không phải trả phí duy trì hàng tháng cho những tiện ích này nữa mà chỉ phải trả duy nhất khoản phí duy trì tài khoản.

2/ Hướng dẫn cách khóa hoặc đóng tài khoản ngân hàng

- Cách 1: Đóng tài khoản tại phòng giao dịch ngân hàng

Nếu bạn đã xác định đóng tài khoản vĩnh viễn thì cần phải mang theo giấy tờ tùy thân tới chi nhánh ngân hàng để làm các thủ tục.

- Cách 2: Tạm khóa tài khoản ngân hàng online

Bên cạnh ra quầy giao dịch, bạn có thể khóa tài khoản ngân hàng trực tuyến trên ứng dụng hoặc website của chính ngân hàng đó. Hầu hết các ngân hàng lớn đều đã hỗ trợ chức năng này.

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking hoặc Internet Banking.

Bước 2: Nhấn chọn vào phần thẻ/tài khoản.

Bước 3: Chọn vào khóa thẻ/tài khoản.

Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại và xác nhận.

Để chắc chắn mình thao tác đúng và xác nhận kết quả, bạn hãy liên hệ với tổng đài/hotline của ngân hàng đang sử dụng nhé.

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Thị trường

Phiên đấu thầu vàng ngày 25/4 bị huỷ. (Ảnh: Int)

Đây là lí do các doanh nghiệp không "mặn mà" tham gia đấu thầu vàng

"Giá vàng đưa ra đấu thầu toàn trên 80 triệu đồng/ lượng, vậy trong thời gian chờ vàng về giá sẽ biến động ra sao?. Nhận vàng về doanh nghiệp còn phân bổ về cho các đầu mối rồi mới đưa ra kinh doanh, như vậy biên độ rủi ro rất lớn", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Vắng khách, NHNN hủy phiên đấu giá vàng miếng SJC lần thứ hai Giá vàng SJC giảm mạnh sau thông báo hủy đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống mức 6% năm 2024 so với dự báo mức tăng 6,7% trước đó do tăng trưởng quý I/2024 thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.

GDP danh nghĩa của Trung Quốc được dự báo sẽ ngang bằng với Mỹ trong 2024 và vượt qua trong thập kỷ tới Tăng trưởng GDP danh nghĩa của Nhật Bản vượt Trung Quốc lần đầu trong 47 năm
UBCKNN làm việc với WB và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

UBCKNN làm việc với WB và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/4, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (WB) và Hiệp hội thị trường tài chính và chứng khoán châu Á (ASIFMA) về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

UBCKNN: Xử lý nghiêm các đối tượng tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư Chủ tịch UBCKNN thông tin về việc nâng hạng thị trường chứng khoán
Margin về mức đỉnh nhưng sức khỏe thị trường đã khác

Margin về mức đỉnh nhưng sức khỏe thị trường đã khác

Giai đoạn lý tưởng để thoát cổ phiếu đã đi qua và nhà đầu tư không nên hoảng sợ trước thông tin dư nợ margin quay về mức đỉnh. Đây là quan điểm chung của các chuyên gia về vận động thị trường sau khi VN-Index đã để thủng mốc 1.200 điểm.

Dragon Capital bán tiếp 2,5 triệu cổ phiếu HSG, Gemadept hoàn tất thoái vốn tại Cảng Nam Hải

Dragon Capital bán tiếp 2,5 triệu cổ phiếu HSG, Gemadept hoàn tất thoái vốn tại Cảng Nam Hải

Không chỉ Dragon Capital, nhiều lãnh đạo của Tập đoàn Hoa Sen gần đây cũng liên tục bán ra cổ phiếu HSG với tổng khối lượng hàng triệu đơn vị.

Dragon Capital giảm sở hữu tại Đất Xanh, Pyn Elite Fund gom thêm hàng triệu cổ phiếu ASM và MIG Dragon Capital bán 2 triệu cổ phiếu HSG, hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới 12%
Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng khi chung cư đang tăng giá bất thường (Ảnh minh họa)

Chuyên gia khuyên gì khi chung cư tăng giá cao nhất từ trước đến nay?

Phân khúc chung cư tại Hà Nội đang ghi nhận mức tăng giá cao nhất từ trước tới nay, sơ cấp trung bình đạt 56 triệu đồng/m2. Trước thực tế này, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng khi quyết định "xuống tiền".

Chung cư tại thành phố lớn là tiêu sản hay tài sản? Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra, xử lý tình trạng thổi giá chung cư
ĐHĐCĐ Phục Hưng Holdings: Đã bước vào làm nhà ở xã hội

ĐHĐCĐ Phục Hưng Holdings: Đã bước vào làm nhà ở xã hội

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC), ban lãnh đạo cho biết đã trúng thầu dự án nhà ở xã hội tại Đồng Nai và sẵn sàng tham gia thêm quỹ nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Khối ngoại mạnh tay giải ngân, VN-Index vẫn chưa giải quyết được tâm lý bán tháo của tiền nội VN-Index đã mất hơn 100 điểm từ mức đỉnh của năm 2024
Khối ngoại mạnh tay giải ngân, VN-Index vẫn chưa giải quyết được tâm lý bán tháo của tiền nội

Khối ngoại mạnh tay giải ngân, VN-Index vẫn chưa giải quyết được tâm lý bán tháo của tiền nội

Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố bán USD can thiệp, khối ngoại đã có ngay hành động giải ngân vào thị trường. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa thể giải quyết được hết sự bất ổn về tâm lý của nhà đầu tư trong nước.

Chứng khoán KIS Vietnam báo lãi gần gấp đôi trong quý I/2024 Tâm điểm chứng khoán: Xu hướng chưa thực sự rõ ràng, nhà đầu tư cần tránh lệch sóng
Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, không thể bắt ngân hàng cho vay phát triển nhà ở xã hội thấp hơn khoảng 4,8% khi họ đi vay người khác lãi suất trên 5%.

Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất

Nhà ở xã hội được coi là “cứu cánh” cho mơ ước có nhà của rất nhiều người. Tuy nhiên, để phát triển nhà ở xã hội, còn một số khó khăn, vướng mắc.... Trong đó, vấn đề quan trọng nhất để phát triển nhà ở xã hội là phải có đất...

“Tiền khó” bó doanh nghiệp làm nhà ở xã hội Vingroup kiến nghị 4 nhóm giải pháp phát triển Nhà ở xã hội
Sau các đợt tăng giá, tâm lý người tiêu dùng coi chung cư là tài sản. (Ảnh: Int)

Chung cư tại thành phố lớn là tiêu sản hay tài sản?

Trước diễn biến căn hộ chung cư tại các thành phố lớn thời gian gần đây tăng “nóng”, tâm lý người mua được ghi nhận, dòng sản phẩm căn hộ đối với các đô thị lớn hiện được xem là một tài sản thay vì quan điểm “tiêu sản” như trước kia.

Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra, xử lý tình trạng thổi giá chung cư "Chóng mặt" với đà tăng giá chung cư Hà Nội, kịch bản đang diễn ra như TP.HCM cách đây 3 năm
Một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động. (Ảnh: Int

Nhiều ngân hàng thương mại “rục rịch” tăng lãi suất huy động, liệu dòng tiền tiết kiệm có quay lại?

Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng một lượng tiền tiết kiệm lớn đang hưởng lãi suất 5-6%/năm đã đến kỳ đáo hạn và không có dấu hiệu quay lại nên các ngân hàng quyết định nâng lãi suất tiền gửi từ đầu tháng 4/2024.

Tiền lương thực tế tại Nhật Bản giảm 23 tháng liên tiếp, BOJ liệu có khôi phục lãi suất âm? Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng miếng, tăng cung cho thị trường