Vì sao 26.500 cư dân Khu đô thị Thanh Hà phải sống trong cảnh thiếu nước nhiều ngày?

Thời điểm hiện nay, Khu đô thị Thanh Hà có quy mô dân số khoảng 26.500 người với lượng nước sử dụng khoảng 3.500 m3/ngày đêm. Khi điều chỉnh sản lượng khai thác nước ngầm và đặc biệt kết hợp với áp lực nguồn từ nước mặt sông Đuống để cung cấp cho khu đô t

Nguyên nhân của tình trạng thiếu nước sạch ở Khu đô thị Thanh Hà và khu vực xung quanh, các trường học… những ngày qua đã phần nào được Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội lý giải chiều ngày 4/11 tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10.

Theo đó, trả lời tại buổi họp báo trên, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, về quy hoạch cấp nước nói chung, Hà Nội có hai thời điểm quy hoạch. Thủ tướng cũng đã phê duyệt.

Thời điểm năm 2013 và được điều chỉnh ở Quyết định 554/QĐ-TTg năm 2021 với quy hoạch này Khu đô thị Thanh Hà, khu vực Hà Đông và phía Nam Hà Nội được cấp nước từ nguồn nước Nhà máy mặt sông Đà.

Sau đó được bổ sung thêm từ nguồn Nhà máy nước mặt Xuân Mai. Tuy nhiên, Nhà máy nước mặt Xuân Mai hiện nay vẫn đang triển khai. Đặc biệt đường ống truyền dẫn đường vành đai 3,5 và vành đai 4 hiện nay mới đang đầu tư xây dựng. Để cấp nguồn cho dự án, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông đã có Văn bản về việc thỏa thuận cấp nước cho dự án đường trục phía Nam khoảng 1.000 m3/ngày đêm.

Riêng với Khu đô thị Thanh Hà, năm 2018, Thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản chấp thuận cho Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà cung cấp cho khu đô thị với trạm nước công suất khoảng 5.000 m3/ngày đêm. Như vậy, nếu thực hiện được quy hoạch này thì việc cấp nước cho Thanh Hà đảm bảo.

tp-thanh-ha-anh-11-386-6053.jpg

Người dân Khu đô thị Thanh Hà chờ lấy nước từ xe téc. Nguồn: Internet

Tuy nhiên, tháng 6/2021 chất lượng nước phải áp dụng theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018 của Bộ Y tế. Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà đã điều chỉnh khai thác nước ngầm với sản lượng khoảng (1.000-1.500) m3/ngày đêm và bổ sung thêm nguồn từ Nhà máy nước sông Đuống khoảng (2.000-3.000) m3/ngày đêm.

Thời điểm hiện nay, Khu đô thị Thanh Hà đã có quy mô dân số khoảng 26.500 người với lượng sử dụng dùng khoảng 3.500 m3/ngày đêm. Khi triển khai nội dung này do điều chỉnh sản lượng khai thác nước ngầm và đặc biệt kết hợp với áp lực nguồn từ nước mặt sông Đuống để cung cấp cho Khu đô thị này cũng giảm, dẫn đến không đủ nước cung cấp đến người dân.

Từ ngày 26/9 lượng nước với Khu đô thị Thanh Hà giảm xuống và ngày 9/10 – 14/10 thì lượng nước sử dụng giảm và Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà cũng dừng ở ngày 14/10 để đảm bảo chất lượng nước.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, sau khi xảy ra sự cố này, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Xây dựng cùng với các đơn vị quận, huyện triển khai, rà soát và xử lý công việc liên quan đến cung cấp nước sạch Khu đô thị Thanh Hà.

Thứ nhất, Công ty nước mặt sông Đuống đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Nội và Công ty VIWACO điều tiết nguồn nước cho Công ty nước sạch Hà Đông để cấp bổ sung cho Khu đô thị Thanh Hà.

Thứ hai, Công ty nước sạch Hà Nội cũng đã tăng tối đa công suất khai thác nước ngầm để bổ sung giảm nguồn nước từ sông Đuống. Để nguồn từ nước sông Đuống sẽ bổ sung tiếp cho Khu đô thị Thanh Hà.

Quảng cáo

Thứ ba, Công ty nước sạch Hà Đông cũng hỗ trợ Công ty nước sạch Thanh Hà để vận hành, điều tiết cấp nước cho các khu vực qua các trạm tăng áp, xe téc cung cấp cho nhân dân trong khu đô thị.

Thứ tư, Công ty cổ phần nước sạch sông Đà cũng đã triển khai các giải pháp kỹ thuật và cũng tăng tối đa công suất trong điều kiện kỹ thuật có thể để đảm bảo an toàn bổ sung cho nguồn nước cho nước sạch Hà Đông và huyện Thanh Oai của quận Hà Đông và Công ty nước sạch Thanh Hà cũng đã rà soát, xử lý, báo cáo cụ thể gửi Sở Xây dựng, để có điều tiết chung.

Đồng thời, triển khai rà soát để phối hợp với Ban điều hành tòa nhà có kế hoạch vệ sinh, khử trùng các bể ngầm, bể mái của khu đô thị. Sở Y tế cũng đã giao cho CDC Hà Nội để xuống kiểm tra, rà soát toàn bộ các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường.

Kết quả từ ngày 13-26/10, lưu lượng bổ sung tập trung từ các trạm, đặc biệt từ bổ sung thêm cấp nước theo giờ, theo xe téc. Người dân bổ sung sử dụng theo giờ và tích trữ sử dụng theo ngày; đã sử dụng điều tiết tăng thêm nguồn từ sông Đuống cho sông Đà tăng lên từ 3.600 - 5.800 m3/ngày đêm để triển khai cấp nước luân phiên và cấp theo giờ.

Hiện nay, việc cấp nước đã dần ổn định và tích nước tại các bể ngầm, bể mái của khu đô thị. Đến ngày 26/10 thì lưu lượng của nguồn sông Đà cấp về khu đô thị đã tiếp tục duy trì 5.700 m3/ngày đêm và giảm xuống 3.800 m3/ngày đêm do các tích trữ trong bể mái, bể ngầm của các khu đô thị đã đầy nước.

“Đến nay, việc cấp nước cho Khu đô thị Thanh Hà đã dần ổn định và đảm bảo nước sạch đầu nguồn cung cấp nước cho Thanh Hà cũng đã được lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo điều kiện vệ sinh theo tiêu chí, chất lượng của tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018 của Bộ Y tế”, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết.

Đề nghị tỉnh Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho các dự án cấp nước

Đề cập đến các giải pháp triển khai trong thời gian sắp tới, ông Hà Minh Hải cho biết, Hà Nội đang giao cho Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống, sông Đà phối hợp với Công ty nước sạch Thanh Hà tiếp tục rà soát, đầu tư, đảm bảo kế hoạch cấp nước chung theo đúng kế hoạch, quy hoạch mà thành phố đã giao.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng nhiệm vụ, kiểm tra, rà soát đôn đốc các chủ đầu tư. Hiện nay, các nguồn cũng đã có kế hoạch là giao cho các chủ đầu tư các dự án như: Nhà máy nước mặt sông Hồng, Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 2 và dự án đầu tư nâng công suất nước Bắc Thanh Long - Vân Trì, Nhà máy nước Xuân Mai.

Thành phố Hà Nội đang triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; yêu cầu kịp thời tham mưu đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai hoặc quyết liệt chấm dứt, thu hồi các dự án chậm triển khai đối với chủ đầu tư không đảm bảo năng lực hoặc không đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Thành phố Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã đôn đốc giám sát các đơn vị cấp nước trên địa bàn theo kế hoạch cấp nước và phạm vi cấp nước. Thành phố cũng đang khẩn trương xây dựng các mạng cấp nước, phấn đấu đến năm 2025 đảm bảo tỷ lệ 100% hộ dân được cung cấp nước sạch nguồn tập trung của Thành phố.

Yêu cầu các Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án phát triển để đề xuất, tham mưu cho UBND thành phố tháo gỡ khó khăn và báo cáo thành phố để chấm dứt những nhà đầu tư đã được chấp thuận phân vùng cấp nước nhưng chậm triển khai trong kế hoạch.

Đối với cấp nước tại một số khu vực gặp khó khăn về nguồn nước trên địa bàn, Thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng và UBND huyện, thị xã theo phân cấp kịp thời có phương án khắc phục, xử lý phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ nước sạch phục vụ nhu cầu nước sạch của người dân...

“Thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp và đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc khi thực hiện các dự án như: Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 2, Nhà máy nước mặt sông Xuân Mai để nâng công suất nguồn nước sạch đảm bảo nguồn cung cấp theo kế hoạch và lộ trình của Thành phố”, ông Hà Minh Hải nói.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Cổ phiếu SHB tăng trần, cổ phiếu VIC kịch sàn trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm

Trong khi nhà đầu tư “gom” mạnh cổ phiếu SHB, FPT, VPB, EIB, … thì ở chiều bán ra, bộ đôi cổ phiếu “họ” Vin và cổ phiếu HVN, MWG, VJC, … bị “xả” mạnh trong ngày VN-Index tiến sát mốc 1.220 điểm.

Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Thanh khoản “bùng nổ” ở cuối phiên, VN-Index tích lũy thêm gần 7 điểm

Dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư gia tăng đột biến ở cuối phiên, giúp thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index ngắt thành công đà “lao dốc” và tích lũy thêm gần 7 điểm.

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm Loạt cổ phiếu bluechip nằm sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 13 điểm

Cổ phiếu FPT giảm kịch sàn trong ngày VN-Index “bốc hơi” hơn 17 điểm

Cổ phiếu bluechip thuộc rổ VN30 tiếp tục là gánh nặng của thị trường, dẫn đầu là cổ phiếu FPT giảm kịch sàn. VN-Index giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp, khi “bốc hơi” hơn 17 điểm.

Thanh khoản “bùng nổ”, VN-Index tích lũy thêm hơn 54 điểm Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Vàng miếng SJC tạo đỉnh ở 111 triệu đồng, tăng 31% kể từ đầu năm

Sáng nay (16/4), giá vàng SJC tiếp tục tăng đến 3 triệu đồng/lượng lên 111 triệu đồng/lượng. Như vậy, tính từ đầu năm 2025, vàng SJC đã tăng hơn 26 triệu đồng/lượng, tương đương mức tăng ròng hơn 31%.

Giá vàng lập đỉnh mới, vượt mốc 106 triệu đồng/lượng Thị trường vàng nóng trở lại, SJC lập đỉnh 107 triệu đồng/lượng

Loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC … kịch trần, VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Nhà đầu tư tiếp tục “gom” mạnh, giúp loạt cổ phiếu VIC, VHM, HVN, MWG, DGC, GEE, GEX, VIX, DCM, VGC, … kịch trần. Chỉ số chính VN-Index tích lũy thêm hơn 17 điểm, vượt mốc 1.240 điểm.

Cổ phiếu “họ” Vin và Sabeco “gồng” chỉ số chính VN-Index Gần 93% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá, VN-Index tăng hơn 74 điểm

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu UOB: Tỷ giá USD có thể đạt mức 26.000 đồng trong năm 2025

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Phiên 20/12: Khối ngoại đảo chiều mua ròng trong ngày cơ cấu ETF 4 quỹ ETF quy mô 9.400 tỷ đồng có thể bán mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng trong kỳ cơ cấu tháng 1