VNPT thu 10,2 tỷ đồng tiền lãi ngân hàng mỗi ngày dù đọng 817 tỷ đồng tại "đất vàng" 61 Trần Phú

Năm 2023, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) thu về 3.739 tỷ đồng lãi tiền gửi, tức mỗi ngày thu 10,2 tỷ đồng dù đang ghi nhận chi phí dở dang tại dự án POSTEF 61 Trần Phú lên đến 817 tỷ đồng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đọng 817 tỷ đồng tại "đất vàng" 61 Trần Phú, VNPT vẫn thu 10,2 tỷ đồng mỗi ngày từ lãi ngân hàng
Đọng 817 tỷ đồng tại "đất vàng" 61 Trần Phú, VNPT vẫn thu 10,2 tỷ đồng mỗi ngày từ lãi ngân hàng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 kiểm toán của VNPT, Tập đoàn này hiện đang giữ 2.660 tỷ đồng tiền mặt cùng 58.339 tỷ đồng đầu tư tài chính. Với lượng tiền mặt và tương đương tiền cùng các khoản đầu tư tài chính VNPT đã có nguồn thu “khủng” từ tiền lãi gửi ngân hàng.

Trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 do VNPT công bố trên trang website chính thức, thuyết minh số 5 về Đầu tư tài chính ngắn hạn hiện đang bị "khuyết".

Theo đó, tại thuyết minh số 25.2 về doanh thu tài chính, VNPT cho biết trong năm 2023, tập đoàn này đã thu về gần 3.739 tỷ đồng lãi từ ngân hàng trong năm qua, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 của VNPT
Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 của VNPT

Dù khoản thu từ lãi ngân hàng tăng mạnh, hoạt động kinh doanh chính của VNPT lại chứng kiến sự sụt giảm, khiến lợi nhuận năm 2023 đi xuống. Doanh thu thuần đạt 51.156 tỷ đồng, giảm gần 1,4% so với năm trước. Sau khi trừ đi giá vốn và các chi phí liên quan, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 4.660 tỷ đồng, giảm tới 33% so với năm 2022.

Theo VNPT, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận là do biên lợi nhuận gộp và các khoản lợi nhuận khác đều giảm mạnh. Phần lãi từ các công ty liên kết cũng không khả quan.

Năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 59.089 tỷ đồng, tăng gần 8% so với kết quả thực hiện năm 2023, và đây là mức cao nhất trong lịch sử tập đoàn. Riêng công ty mẹ dự kiến mang về 41.973 tỷ đồng.

Công ty mẹ cũng đề ra mục tiêu lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 4.417 tỷ đồng và 3.534 tỷ đồng. Nộp ngân sách dự kiến đạt 3.888 tỷ đồng và kế hoạch vốn đầu tư tối đa không quá 9.650 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đã trúng đấu giá khối băng tần C2 (3.700-3.800 MHz) với giá 2.581 tỷ đồng. Khối băng tần này hứa hẹn mang lại nhiều lựa chọn thiết bị mạng và giảm chi phí triển khai mạng 5G trong thời gian tới.

Đọng hơn 817 tỷ đồng tại “đất vàng”

Theo thuyết minh số 12 về Chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kết thúc năm 2023, VNPT ghi nhận 817,2 tỷ đồng tại Dự án đầu tư xây dựng công trình đa chức năng POSTEF tại 61 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 của VNPT
Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 của VNPT

Theo VNPT, số tiền này chủ yếu bao gồm giá trị tiền thuê đất và chi phí hỗ trợ di dời của dự án đầu tư xây dựng công trình đa chức năng POSTEF tại 61 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội và được thực hiện theo Hợp đồng Hợp tác đầu tư giữa Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện, công ty con củạ Tập đoàn và các đối tác khác.

Cũng theo VNPT, trong năm 2023, Cộng ty cổ phần Thiết bị Bưu điện đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục cần thiết về việc lựa chọn phương án kiến trúc của dự án để qua đó có thể tiếp tục thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 của VNPT
Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 của VNPT

Bên cạnh việc ghi nhận hơn 817 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tại thuyết minh số 20, BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023, VNPT xác định khoản phải trả dài hạn liên quan đến dự án này ở mức 880,3 tỷ đồng.

Ở một động thái kín tiếng, trước đó, nhóm Him Lam - Liên Việt Holdings từ giữa năm 2023 đã thế chấp một loạt quyền tài sản liên quan đến dự án 61 Trần Phú cho một pháp nhân có liên hệ tới một tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Theo đó, vào tháng 5/2023 đã thế chấp tại một pháp nhân có liên hệ tới một tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam quyền tài sản liên quan đến Hợp đồng hợp tác đầu tư số 40/2011/HĐHTĐT/POT-LVH-HL và các phụ lục sửa đổi bổ sung, để góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác Dự án đầu tư xây dựng công trình đa chức năng POSTEF tại khu đất số 61 Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Khu đất 61 Trần Phú có vị trí đắc địa ngay trung tâm nội đô lịch sử Hà Nội.
Khu đất 61 Trần Phú có vị trí đắc địa ngay trung tâm nội đô lịch sử Hà Nội.

Điểm lại quá trình hình thành của dự án tại 61 Trần Phú, từng là tâm điểm chú ý của dư luận và giới chuyên gia kiến trúc, quy hoạch đô thị, dự án này cũng đã trải qua quá trình chuyển mình khá dài.

Ban đầu, khu đất tại 61 Trần Phú được giao cho Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện (Postef) làm trụ sở và sản xuất từ năm 1996, đây là “đất vàng” có vị trí đặc biệt đắc địa với 4 mặt tiền Trần Phú, Hùng Vương, Nguyễn Thái Học và Lê Trực, nằm ở trung tâm hành chính Ba Đình, cách không xa Lăng Bác và toà nhà Quốc hội.

Giữa thập niên trước, Postef từng dự định xây dựng khu đất này trở thành trung tâm công nghệ cao và trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D). Tuy nhiên chỉ ít năm sau, trong cơn sốt chuyển đổi nhà máy, xí nghiệp thành đất thương mại, Postef đã quyết định mang khu đất 61 Trần Phú đi góp vốn triển khai dự án bất động sản.

Để thực hiện dự án, tháng 12/2011, POT đã cùng với liên danh CTCP Liên Việt Holdings - CTCP Him Lam ký hợp đồng hợp tác với tổng mức đầu tư. Theo đó, vốn góp của dự án là 1.039,2 tỷ đồng, tổng mức đầu tư là 3.200 tỷ đồng. POT góp bằng lợi thế quyền sử dụng đất - tương đương 530 tỷ đồng (51%), đối tác của POT góp 49% tỷ đồng còn lại.

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Đại diện Sacombank, ông Trần Anh Việt – Giám đốc Khu vực TP. Hà Nội, nhận giải thưởng từ Ban tổ chức.

Sacombank được bình chọn là Ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Sacombank vừa được vinh danh trong “Top 10 Ngân hàng Sáng tạo và kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024” (VIE10 – Most Innovative Banks Vietnam 2024) và “Top 100 Sản phẩm, Dịch vụ Đổi mới - Sáng tạo - Hiệu quả của năm 2024” (Product of the Year 2024) do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty CP nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) đánh giá và bình chọn.

"Vươn tầm ưu đãi - Sải bước thành công" với loạt khuyến mãi lớn từ Sacombank Sacombank dành hơn 5 tỷ đồng hoàn phí cho khách hàng bảo hiểm
Viconship đang sở hữu và khai thác hệ thống cảng lớn tại khu vực Hải Phòng - Ảnh: Viconship

Viconship sau biến động nhân sự cấp cao và sự xuất hiện của cổ đông lớn duy nhất

Việc thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao diễn ra trong bối cảnh Viconship vừa có cổ đông lớn mới và đang tiếp tục mở rộng dư địa tăng trưởng thông qua hoạt động mua cổ phần các doanh nghiệp trong ngành.

Các loại phụ phí tại cảng biển tăng cao khiến doanh nghiệp khó chồng khó Chân dung Tập đoàn vận tải biển lớn nhất thế giới muốn làm dự án cảng 6 tỷ USD tại cù lao Con Chó ở Cần Giờ
Chi mạnh tay 300 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn, Tradico (TCD) đang làm ăn ra sao?

Chi mạnh tay 300 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn, Tradico (TCD) đang làm ăn ra sao?

Tradico (TCD) vừa chi mạnh tay 300 tỷ đồng mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu TCDH2124002, dù kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm nay của doanh nghiệp này sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.

Cổ phiếu FRT vượt đỉnh, FPT Retail chạm ngưỡng vốn hoá tỷ USD Giá cổ phiếu VRE "trượt dài", rơi về gần vùng đáy lịch sử
Cổ phiếu FRT vượt đỉnh, FPT Retail chạm ngưỡng vốn hoá tỷ USD

Cổ phiếu FRT vượt đỉnh, FPT Retail chạm ngưỡng vốn hoá tỷ USD

Tạm dừng phiên giao dịch sáng ngày 21/6, thị giá FRT tăng 2,28% lên mức 179.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hoá 24.400 tỷ đồng, khoảng 1 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.

85 cổ phiếu bị cắt margin trên HoSE: VTP, HVN, HBC, HAG, FRT đều có mặt Mitsubishi Materials bán toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu MSR, Dragon Capital nâng sở hữu tại FRT lên trên 10%
Hưng Thịnh Incons lần thứ 4 thất hẹn thanh toán cổ tức năm 2021

Hưng Thịnh Incons lần thứ 4 thất hẹn thanh toán cổ tức năm 2021

Hội đồng quản trị Công ty CP Hưng Thịnh Incons (mã HTN) vừa thông qua việc điều chỉnh lùi thời gian thanh toán cổ tức năm 2021 sang năm 2025.

Hé lộ nhiều thương vụ doanh nghiệp địa ốc M&A, hợp tác quốc tế: Sau CapitaLand, GamudaLand đến Hưng Thịnh, Kim Oanh, Saigonres Quốc gia mua gạo lớn nhất của Việt Nam muốn khôi phục quyền nhập khẩu gạo của NFA: Doanh nghiệp nói gì?
Ảnh minh họa

Sau thương vụ bán các công ty năng lượng cho Sembcorp, Gelex lãi bao nhiêu?

SSI Research ước tính thương vụ thoái vốn tại các nhà máy điện tái tạo có thể mang về cho Gelex khoản lợi nhuận tài chính tối đa khoảng 1.200 tỷ đồng, trong khi Vietcap ước tính khoảng 950 tỷ đồng.

Quốc gia mua gạo lớn nhất của Việt Nam muốn khôi phục quyền nhập khẩu gạo của NFA: Doanh nghiệp nói gì? SCIC liên tục bán ế cổ phần tại các doanh nghiệp, vì đâu nên nỗi?
Giá cổ phiếu VRE "trượt dài", rơi về gần vùng đáy lịch sử

Giá cổ phiếu VRE "trượt dài", rơi về gần vùng đáy lịch sử

Liên tục bị các nhà đầu tư trong và ngoài nước xả ròng, giá cổ phiếu VRE của Vincom Retail “trượt dài” rời về gần vùng đáy lịch sử tháng 3/2020.

Vừa công bố cổ tức cao nhất lịch sử đem lại tỷ suất gấp đôi gửi tiết kiệm, cổ phiếu của một công ty hàng hải ngay lập tức tăng hết biên độ VN-Index tiếp đà hồi phục, cổ phiếu VPB, FPT và TCB hút khách
Vừa công bố cổ tức cao nhất lịch sử đem lại tỷ suất gấp đôi gửi tiết kiệm, cổ phiếu của một công ty hàng hải ngay lập tức tăng hết biên độ

Vừa công bố cổ tức cao nhất lịch sử đem lại tỷ suất gấp đôi gửi tiết kiệm, cổ phiếu của một công ty hàng hải ngay lập tức tăng hết biên độ

Kỷ lục trước đó là 30% được thanh toán vào tháng 7/2021 để trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 và 2020 (mỗi năm 15%).

VN-Index tiếp đà hồi phục, cổ phiếu VPB, FPT và TCB hút khách 85 cổ phiếu bị cắt margin trên HoSE: VTP, HVN, HBC, HAG, FRT đều có mặt
Ảnh minh họa

Chi trăm tỷ mua cổ phiếu CTR ở vùng giá 75.000 đồng, Chủ tịch Digiworld đang lãi bao nhiêu?

Cổ phiếu CTR đã tăng hơn 2,1 lần kể từ thời điểm ông Đoàn Hồng Việt mua vào 1,43 triệu cổ phiếu đến nay (ngày 19/6). Như vậy, khoản đầu tư của Chủ tịch Digiworld ước tính đã lãi trên 120 tỷ đồng.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Quý III/2023, Viettel Construction (CTR) báo lãi tăng 10% so với cùng kỳ, tự tin vượt mục tiêu năm
Nhà máy Thủy điện Tà Vi. Nguồn: TTE

Cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, TTE giải trình gì?

Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh (HoSE: TTE) cho rằng cổ phiếu TTE tăng trần 5 phiên liên tiếp là do cung cầu thị trường chứng khoán.

Thị trường chuyển "tím", dòng tiền "chảy" mạnh vào nhóm cổ phiếu năng lượng Cổ phiếu thép "nổi sóng" sau động thái mới của Bộ Công Thương liên quan đến các vụ kiện bán phá giá thép mạ và HRC
PNJ vào danh sách Fortune 500 của Đông Nam Á

PNJ vào danh sách Fortune 500 của Đông Nam Á

Sáng 18/6, tạp chí Fortune của Mỹ vừa công bố PNJ thuộc top Fortune Southeast Asia 500. Đây là danh sách 500 công ty, tập đoàn lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được công bố hàng năm, theo tiêu chí về doanh thu và lợi nhuận ròng trong năm tài chính trước đó.

"Vươn tầm ưu đãi - Sải bước thành công" với loạt khuyến mãi lớn từ Sacombank

"Vươn tầm ưu đãi - Sải bước thành công" với loạt khuyến mãi lớn từ Sacombank

Từ nay đến ngày 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Vươn tầm ưu đãi – Sải bước thành công” miễn phí trọn gói hệ sinh thái dịch vụ doanh nghiệp và dành tặng hàng trăm phần quà giá trị như iPad Pro, vàng SBJ, cặp da doanh nhân cao cấp cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN).

Sacombank dành hơn 5 tỷ đồng hoàn phí cho khách hàng bảo hiểm Dịch vụ ngoại hối của Sacombank đạt giải thưởng The Asset Triple A
Thu về hơn 10.600 tỷ đồng cổ tức, tỷ phú người Thái vẫn tạm lỗ hàng tỷ USD sau 7 năm đầu tư vào Sabeco

Thu về hơn 10.600 tỷ đồng cổ tức, tỷ phú người Thái vẫn tạm lỗ hàng tỷ USD sau 7 năm đầu tư vào Sabeco

Công ty của tỷ phú Thái Lan dự kiến nhận về 1.375 tỷ đồng cổ tức đợt 2/2023 từ Sabeco, nâng tổng số cổ tức nhận từ Sabeco sau 7 năm đầu tư lên hơn 10.600 tỷ đồng - gần bằng 10% số vốn đầu tư ban đầu.

SCIC liên tục bán ế cổ phần tại các doanh nghiệp, vì đâu nên nỗi? Giải mã đà tăng "bốc đầu" của cổ phiếu TVS - doanh nghiệp đang mạnh tay đổ tiền vào MoMo, Finhay, Galaxy EE,…