Người dân không còn "đi du lịch bằng mọi giá", cổ phiếu các hãng hàng không sẽ ra sao?

Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định hoặc giảm, một dấu hiệu cho thấy giai đoạn bùng nổ du lịch hậu COVID đang suy yếu. Điều này xảy ra trong bối cảnh các hãng hàng không đang chật vật bởi chi phí tăng và số lượng máy bay hạn chế.

Người dân không còn "đi du lịch bằng mọi giá", cổ phiếu các hãng hàng không sẽ ra sao?

Sự mất cân bằng giữa nguồn cung và nhu cầu các chuyến bay trên toàn cầu bị dồn nén khi du lịch hàng không mở cửa sau khi đại dịch COVID làm tăng giá vé và hiệu quả vận chuyển hành khách (passenger yields– thước đo giá vé trung bình mà mỗi hành khách phải trả cho mỗi dặm).

Tuy nhiên, các giám đốc điều hành, nhà đầu tư và nhà phân tích trong ngành cho biết xu hướng "du lịch bằng mọi giá" sau một thời gian khá dài tăng nóng nay đang dần cân bằng trở lại, với việc một số khách hàng trở nên nhạy cảm hơn với giá cả khi bản thân họ cũng chật vật vì lạm phát khiến chi phí sinh hoạt tăng cao.

Giám đốc điều hành Michael O'Leary của hãng hàng không giá rẻ Ryanair mới đây cảnh báo giá vé sẽ tăng ít hơn dự kiến, khiến cổ phiếu của hãng hàng không châu Âu này giảm giá.

Ông O'Leary nói: “Có một chút ngạc nhiên là giá cả không hề tăng lên và chúng tôi không chắc liệu đó chỉ là tâm lý của người tiêu dùng hay cảm giác suy thoái kinh tế trên khắp châu Âu”.

Dữ liệu từ nhóm nghiên cứu du lịch ForwardKeys cho thấy giá vé không đổi trên toàn khối trong những tháng đầu năm nay so với năm 2023.

Dữ liệu cho thấy bức tranh rõ ràng hơn ở châu Á - Thái Bình Dương, nơi giá vé giảm nhiều nhất, giảm khoảng 16% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4/2024 so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore Airlines tuần trước đã công bố lợi nhuận hàng năm cao kỷ lục, nhưng tăng trưởng lợi nhuận ròng đã giảm trong 3 quý vừa qua. Hãng hàng không được xem là đại diện cho châu Á này dự kiến lượng hành khách sẽ giảm hơn nữa khi các hãng hàng không mở rộng công suất.

Châu Á đã chậm hơn các khu vực khác trong việc dỡ bỏ các hạn chế chống COVID-19 và tăng cường các chuyến bay đến các điểm đến ở nước ngoài.

Ronald Lam, Giám đốc điều hành của Cathay Pacific - trụ sở tại Hồng Kông – vào tháng 3/2024 cho biết: “Chúng tôi tin rằng cung và cầu sẽ tự cân bằng lại… giá vé máy bay sẽ tiếp tục bình thường hóa trong suốt năm 2024”.

Du lịch từ Trung Quốc tới các thị trường như châu Âu, châu Mỹ, Australia vẫn chưa hồi phục. Nền kinh tế Trung Quốc đang trì trệ và các chuyến bay quốc tế vẫn chỉ ở mức khoảng 70% so với mức trước đại dịch - chỉ 16,5% trên các đường bay Mỹ - Trung.

Tập đoàn Du lịch Flight Center cho biết giá vé máy bay quốc tế bán tại Australia trong ba tháng đầu năm đã giảm 12,8% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, giá vé ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn tăng hơn 7% so với năm 2019, với giá vé năm 2021 cao hơn 70% so với năm 2019.

202405291203211-2551.gif
Giá vé máy bay ở các khu vực từ Q1/2019 đến Q1/2024.
Quảng cáo

NGƯỜI CHÂU ÂU NHẠY CẢM VỚI GIÁ

Mặc dù vậy, các nhà kinh tế và nhà đầu tư vẫn chưa bi quan. Các nhà kinh tế cho biết, du lịch vẫn là ưu tiên chi tiêu của hầu hết người tiêu dùng, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng giá vé máy bay châu Âu rẻ hơn cho thấy thu nhập và tỷ lệ tiết kiệm trên khắp châu lục này giảm, khiến người tiêu dùng tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn, đặc biệt khi khách sạn và thuê ô tô trở nên đắt đỏ hơn.

Nhà phân tích Natalia Lechmanova của Mastercard cho biết: “Mặc dù người tiêu dùng trên toàn thế giới vẫn quan tâm đến du lịch, nhưng người tiêu dùng châu Âu nói riêng rất nhạy cảm về giá”.

Bà cho biết, các điểm đến rẻ hơn như Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và Balkan đang ngày càng phổ biến đối với du khách châu Âu, những người đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Pháp hoặc Ý.

Dữ liệu từ Ủy ban Du lịch Châu Âu cho thấy người tiêu dùng dự kiến chi 742,8 tỷ euro (803 tỷ USD) ở lục địa này trong năm nay, tăng 14,3% so với năm ngoái. Nhưng các chuyên gia trong ngành cho biết điều đó phần lớn có thể được thúc đẩy bởi những khách du lịch Mỹ giàu có hơn.

202405291203212-1118.gif
Biến động giá cước vận tải đường không toàn cầu từ 2019 đến nay.

NGƯỜI MỸ TĂNG CHI TIÊU

Khi người châu Âu tìm cách tiết kiệm, chi tiêu tiêu dùng của người Mỹ đang tăng lên, với nhu cầu đặc biệt mạnh mẽ đối với du lịch cao cấp.

Theo Viện Kinh tế Mastercard, khoảng 16 triệu người Mỹ đã đi du lịch nước ngoài trong quý đầu tiên của năm 2024, lập kỷ lục mới và vượt qua số lượng trước đại dịch.

Các nhà kinh tế cho biết thị trường lao động mạnh mẽ ở Mỹ đang giúp người tiêu dùng duy trì mức chi tiêu tăng lên mặc dù tiết kiệm hộ gia đình giảm.

Dữ liệu thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Bank of America cho thấy, chi tiêu du lịch trung bình của mỗi hộ gia đình Mỹ trong 5 tháng đầu năm chỉ giảm 1,5% so với cùng kỳ, nhưng cao hơn 13% so với năm 2019.

Các giám đốc điều hành các hãng hàng không toàn cầu cho biết người tiêu dùng vẫn muốn chi tiêu cho du lịch, ưu tiên trải nghiệm hơn là mua sắm hàng hóa.

Jamie Lindsay, nhà đầu tư hàng không tại Quỹ Artemis, cho biết: “Đây là ngành có tính chu kỳ cao và cũng rất nhạy cảm với kinh tế vĩ mô”.

Tuy nhiên, ông không cho rằng sự sụt giảm ở châu Âu và châu Á sẽ dẫn đến suy thoái toàn ngành.

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Quỹ ETF tái cơ cấu danh mục ra sao trong kỳ quý III/2025?

Trong tháng 7, HOSE sẽ thực hiện đánh giá chỉ số VN30 và VNFIN LEAD kỳ giữa năm với những thay đổi về cơ cấu chỉ số. Đồng thời, các chỉ số VNDIAMOND sẽ được cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục cổ phiếu thành phần. Kết quả sẽ được chính thứ

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm Chứng khoán Hoàng Gia đăng ký mua hàng triệu cổ phiếu SJS, SAM

Vàng trong nước quay trở lại đà tăng giá, vàng SJC lên 120,9 triệu đồng/lượng

Kết phiên sáng 3/7, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn đồng loạt tăng thêm 200 nghìn đồng/lượng, lên mức cao nhất 120,9 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn các loại cũng bật tăng 300 nghìn đồng/lượng, phản ánh sức nóng của thị trường trong nước trong bối cảnh giá vàng thế giới tiếp tục đi lên do lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Cổ phiếu Masan (MSN) lập đỉnh cao nhất từ đầu năm, VN-Index vượt mốc 1.370 điểm

Cổ phiếu MSN của Masan thanh khoản đột biến, tăng cận trần – lập đỉnh giá cao nhất từ đầu năm 2025. Thị trường “thăng hoa”, VN-Index tích lũy thêm gần 9 điểm, vượt mốc 1.370 điểm.

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm “Gánh nặng” cổ phiếu dầu khí, VN-Index “quay đầu” giảm nhẹ