Tâm lý nghỉ Tết đã xuất hiện rõ rệt, dòng tiền lan tỏa rời rạc

Khớp lệnh tiếp tục tụt giảm do tâm lý của nhà đầu tư đang hướng tới kỳ nghỉ Tết. Một số cổ phiếu vẫn có dòng tiền lan tỏa nhưng hiệu ứng tăng giá vẫn có phần rời rạc trong phiên hôm nay (ngày 25/1).

Tâm lý nghỉ Tết đã xuất hiện rõ rệt, dòng tiền lan tỏa rời rạc

Định vị thị trường

Chứng khoán Trung Quốc đang liên tục có biến động khá lớn sau khi có thông tin Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vào tháng tới sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng thương mại phải nắm giữ. Các chỉ số SHCMP (+3,03%), SZI (+2,01%), HSI (+1,9%) đều tăng mạnh hơn khu vực.

KOSPI (+0,03%), TWSE (+0,71%), NIKKEI 225 (+0,03%) dù vậy cũng có sự hưởng ứng theo với sắc xanh. Trong khi đó, VN-Index lại có phiên giao dịch kém sôi động do tâm lý nghỉ Tết đã thể hiện rõ hơn.

Chất xúc tác

Quy mô khớp lệnh của HOSE đã phản ánh tình trạng thị trường với phiên thứ 3 liên tiếp ở dưới mức bình quân 20 phiên. So với phiên hôm qua, khớp lệnh sụt tới hơn 25%, xuống 482 triệu đơn vị.

Cả sàn chỉ có duy nhất một cổ phiếu đạt quy mô trên 500 tỷ đồng là STB (533,5 tỷ đồng). So với chính mình, STB cũng tụt thanh khoản khi khớp lệnh giảm gần 30% so với phiên hôm qua.

Trong bối cảnh dòng tiền nội giảm tần suất giao dịch, nhà đầu tư ngoại cũng dễ dàng tác động hơn tới vận động của thị trường. Đóng góp vào giao dịch 2 chiều của khối này đã tăng lên 9,35% trong khi họ đã quay lại bán ròng 135 tỷ đồng.

Thực tế, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khớp lệnh trong phiên hôm qua. Nếu như không xuất hiện các giao dịch thỏa thuận của 2 cổ phiếu EIB và SSI, diễn biến này có lẽ đã được phản ánh sớm hơn.

Quảng cáo
3ex-2024-01-25-4984-3643.png

Các mã bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất là SAB (-60 tỷ đồng), DGC (-58,9 tỷ đồng), VNM (-58,8 tỷ đồng) trong khi họ mua vào nhiều nhất HPG (+70 tỷ đồng), VRE (+51,85 tỷ đồng), CTG (+41 tỷ đồng).

Vận động thị trường

Các mã bị khối ngoại bán ra mạnh kể trên đều giảm giá như SAB (-2,5%), DGC (-1,46%), VNM (-0,59%) và phần nào đó đã đè lên vận động của chỉ số.

Chiều ngược lại, HPG (0%), VRE (-0,63%), CTG (+0,16%) lại không có được diễn biến tăng tốt. VN30 cũng phản ánh việc không được định hướng khi chốt phiên giảm 0,16% và có 16/30 mã giảm giá.

Các cổ phiếu ngân hàng sau giai đoạn bứt phá lên đều khá "thờ ơ" với thị trường. Sự trái chiều trong biên độ hẹp xuất hiện giữa các mã MBB (0%), CTG (+0,2%), VPB (0%), SHB (+0,4%), VCB (-0,1%), HDB (-0,5%), STB (-0,8%).

Nhóm thép đã lấy lại sự quan tâm của dòng tiền nhưng không đi kèm sự hưng phấn khi HSG (+1,1%), NKG (+1,4%) chỉ tăng hơn 1%. Còn cổ phiếu đầu ngành HPG thực tế cũng đã có sắc xanh trong phiên chiều nay khi tiếp tục được khối ngoại giải ngân nhưng tới cuối phiên vẫn bị tiền lớn đè xuống.

Nhóm bán lẻ, bất động sản, khu công nghiệp ghi nhận một số cổ phiếu cá biệt như FRT (+6,94%), NTL (+5,65%), D2D (+6,9%) nhưng không có đồng hành của hiệu ứng nhóm ngành.

Các thông tin về kết quả kinh doanh được xem là nguyên nhân chính thúc đẩy giá tăng đột biến. Được biết, NTL đã báo lãi đột biến 363 tỷ đồng trong quý IV/2023 nhờ hạch toán dự án Bãi Muối, Hạ Long. Trong khi đó, D2D cũng lãi hơn 23 tỷ đồng trong quý cuối năm.

Sắc đỏ lấn lướt toàn HOSE với 54% số mã giảm. VN-Index chốt phiên giảm 2,6 điểm xuống 1.170,37 điểm (-0,22%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 11.361 tỷ đồng.

Còn 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index lại biến động trái chiều quanh tham chiếu. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt chỉ hơn 1.300 tỷ đồng.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Quỹ ETF tái cơ cấu danh mục ra sao trong kỳ quý III/2025?

Trong tháng 7, HOSE sẽ thực hiện đánh giá chỉ số VN30 và VNFIN LEAD kỳ giữa năm với những thay đổi về cơ cấu chỉ số. Đồng thời, các chỉ số VNDIAMOND sẽ được cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục cổ phiếu thành phần. Kết quả sẽ được chính thứ

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm Chứng khoán Hoàng Gia đăng ký mua hàng triệu cổ phiếu SJS, SAM

Vàng trong nước quay trở lại đà tăng giá, vàng SJC lên 120,9 triệu đồng/lượng

Kết phiên sáng 3/7, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn đồng loạt tăng thêm 200 nghìn đồng/lượng, lên mức cao nhất 120,9 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn các loại cũng bật tăng 300 nghìn đồng/lượng, phản ánh sức nóng của thị trường trong nước trong bối cảnh giá vàng thế giới tiếp tục đi lên do lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Cổ phiếu Masan (MSN) lập đỉnh cao nhất từ đầu năm, VN-Index vượt mốc 1.370 điểm

Cổ phiếu MSN của Masan thanh khoản đột biến, tăng cận trần – lập đỉnh giá cao nhất từ đầu năm 2025. Thị trường “thăng hoa”, VN-Index tích lũy thêm gần 9 điểm, vượt mốc 1.370 điểm.

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm “Gánh nặng” cổ phiếu dầu khí, VN-Index “quay đầu” giảm nhẹ