Tháng 9/2025, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thị trường mới nổi

Ông Nguyễn Duy Linh, CEO VPS cho rằng, nếu xem nâng hạng thị trường như cuộc thi Olympia, chúng ta đang tăng tốc và sẽ ở trên đỉnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ông Nguyễn Duy Linh, CEO VPS
Ông Nguyễn Duy Linh, CEO VPS

Nhận định được ông Nguyễn Duy Linh, Tổng giám đốc Chứng khoán VPBank (VPS) chia sẻ khi đề cập tới câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

“Nếu chúng ta hình dung quá trình nâng hạng thị trường như cuộc thi đường lên đỉnh Olympia, thì sẽ gồm 4 giai đoạn khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích. Cá nhân tôi cho rằng chúng ta đang ở giai đoạn tăng tốc và về đích”, ông Linh nói.

Vị này nhắc lại, câu chuyện nâng hạng đã được nói đến cả thập kỷ nay, bắt đầu bàn luận về vấn đề này từ những năm 2012 - 2013. Kể từ đó, chúng ta đã đạt được thành tựu. Đầu tiên, năm 2018, chúng ta đã được đưa vào danh sách xem xét nâng hạng của FTSE.

Năm 2020, chúng ta ban hành Nghị định 155 hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán, trong đó có một điểm quan trọng là thanh toán bù trừ CCP (Đối tác bù trừ trung tâm). Năm 2023, chúng ta vượt qua các yếu tố định lượng của MSCI (9/18 tiêu chí ) và 7/9 tiêu chí của FTSE.

“Chúng ta đang chuẩn bị nỗ lực tăng tốc để về đích 2025”, lãnh đạo VPS cho biết.

Trở lại các tiêu chí, ông Linh đánh giá chúng ta đã xong các yếu tố định lượng. Các yếu tố định tính còn liên quan đến hai yếu tố, tập trung vào các nhà đầu tư nước ngoài như tính bình đẳng ở việc công bố thông tin bằng tiếng Anh, minh bạch thị trường…

Một yếu tố quan trọng thứ hai là funding (yêu cầu có tiền khi giao dịch). Để giải quyết điều này, chúng ta cần chờ sự nỗ lực của cơ quan nhà nước để triển khai hệ thống KRX, thay đổi văn bản pháp quy để công ty chứng khoán được thẩm định nhà đâu tư nước ngoài và quy định tỷ lệ ký quỹ ở mức nào đó... FTSE đánh giá đây là những bước tiến, xóa bỏ rào cản ban đầu.

“Tôi thấy một quý vừa qua, chủ đề nâng hạng thị trường của cơ quan nhà nước tổ chức trong và ngoài nước, UBCKNN đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đối tác để tháo gỡ những khó khăn. Cá nhân tôi dự báo vào tháng 9/2024, chúng ta sẽ được FTSE đưa vào danh sách thị trường mới nổi (EM). Sau một năm vào tháng 9/2025, chúng ta sẽ chính thức trở thành thị trường mới nổi”, ông Linh dự báo.

Đối với MSCI, vị này cho rằng điều kiện phức tạp và khó khăn hơn, chúng ta sẽ được đưa vào "watchlist" định kỳ thường niên vào tháng 6/2026. Sau đó một năm, khoảng tháng 6/2026 sẽ hoàn tất quá trình nâng hạng thị trường.

“Chúng ta sẽ ở trên đỉnh Olympia”, ông Linh nhận định.

IPO chững lại do định giá doanh nghiệp

Vốn FII vào Việt Nam gần đây chững lại khi Việt Nam thiếu vắng các thương vụ IPO lớn. Liệu đến khi nào thì thị trường mới sôi động trở lại như giai đoạn 2016-2018?

Theo ông Nguyễn Duy Linh, dòng vốn FII vào một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chất lượng phát triển của nền kinh tế, chất lượng hàng hoá, sự minh bạch của thị trường và quan trọng hơn cả là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí đầu tư của các tổ chức.

Chuyên gia này đề cập, giai đoạn năm 2026-2018 bối cảnh tương tự với giai đoạn hiện nay khi Fed cũng có sự gia tăng về lãi suất năm 2017 nhưng mức độ rất thấp. Tại thời điểm đó, tỷ giá của Việt Nam rất ổn định. Một điều rất tích cực trong giai đoạn này là quá trình IPO các doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn Nhà nước, đưa lên niêm yết rất quyết liệt của Chính phủ.

“Chỉ trong năm 2017 có 70 doanh nghiệp Nhà nước được đưa lên niêm yết trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Sabeco, Petrolimex hoặc các doanh nghiệp tư nhân như VRE. Đây là những chất xúc tác tốt cho dòng vốn FII”, ông Linh nêu.

Ông Linh cho rằng, với giai đoạn hiện nay vẫn còn rất nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nhưng quá trình IPO đang bị chững lại. Vấn đề chính đang là việc định giá doanh nghiệp, đây là nút thắt trong câu chuyện dòng vốn FII của thị trường.

Trong thời gian vừa qua, sự chênh lệch về chính sách tiền tệ của Mỹ và các nước dẫn đến sự chênh lệch lãi suất, gây ra tình trạng rút vốn nhưng Việt Nam lại là quốc gia có mức độ rút vốn nhỏ nhất so với các nước Đông Nam Á. Trải qua hai quý liên tiếp, mức rút ròng đâu đó đang ở 350 triệu USD, con số này không lớn so với tổng vốn và so với so với số rút ròng ở các quốc gia khác.

“Năm 2024, mức rút ròng sẽ được thu hẹp vì sự chênh lệch về chính sách tiền tệ không còn nhiều. Khi lạm phát của Mỹ được kiểm soát, Fed không tăng lãi suất mà khả năng có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến”, chuyên gia VPS cho biết.

Một số dự báo trước đây cho rằng Fed có thể giảm lãi suất từ giữa năm sau nhưng những dự báo gần đây cho rằng Fed sẽ hạ lãi suất sớm hơn, khoảng tháng 5 năm sau hoặc đã có kế hoạch sớm hơn. Những dự báo này cộng với sự hồi phục của các nền kinh tế mới nổi, ông Linh tin rằng dòng vốn FII sẽ chọn lọc kỹ hơn trong số các nền kinh tế phát triển, nơi có những câu chuyện riêng để đầu tư nhưng Việt Nam sẽ là một điểm đến.

“Việc nâng hạng thị trường cũng là yếu tố quan trọng. Theo tôi, để tăng dòng vốn FII vào Việt Nam thì Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình IPO, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước cũng như thúc đẩy câu chuyện nâng hạng thị trường theo đúng kế hoạch là năm 2024-2025”, ông Linh chia sẻ.

Cuối cùng, đưa ra lời khuyên với nhà đầu tư, ông Linh nêu, ngày nay chúng ta nghe rất nhiều đến các thời kỳ (biến động, bất định, phức tạp, mơ hồ). Do đó, nhà đầu tư cần chuẩn bị rất kĩ như một doanh nhân, nếu giao dịch như một người kinh doanh thì thị trường chứng khoán sẽ trở lại như những gì nhà đầu tư mong muốn.

“Nhà đầu tư phải chuẩn bị tư duy rất rõ là thị trường chứng khoán luôn tồn tại cơ hội. Năm 2023 từng được các chuyên gia dự báo rất khó nhưng lại có giai đoạn rất tốt. Ngay cả những năm COVID-19, thị trường chứng khoán cũng có cơ hội. Điều quan trọng nhất là làm gì để tận dụng được cơ hội đó”, lãnh đạo VPS nói.

Ông Linh cho rằng, nếu nhà đầu tư xem thị trường chứng khoán là nơi để vào gặt hái thì rất khó.

Chuyên gia này đánh giá, yếu tố quan trọng trong đầu tư là chọn được thời điểm mua cổ phiếu. Tiếp theo nhà đầu tư phải có các tiêu chí để phân bổ tài sản và cân đối tỷ trọng, cuối cùng là thời điểm bán (bán chốt lời và bán cắt lỗ).

“Vào thời điểm VN-Index lên 1.200 điểm, nhà đầu tư trên thị trường từng rất lạc quan và bỏ qua yếu tố quản trị rủi ro. Chúng ta luôn luôn phải làm bài tập về nhà. Trong lúc bi quan nhất cũng cần làm việc để tận dụng tất cả trạng thái của thị trường”, ông Linh chia sẻ.

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thị trường

Chị gái bầu Hiển bán hết 25,7 triệu cổ phiếu SHB, Chủ tịch Nam Long muốn bán bớt cổ phần

Chị gái bầu Hiển bán hết 25,7 triệu cổ phiếu SHB, Chủ tịch Nam Long muốn bán bớt cổ phần

Bà Đỗ Thị Minh Nguyệt, chị gái ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) báo cáo đã bán thành công 25,73 triệu cổ phiếu SHB, tương ứng 0,711% vốn tại SHB theo phương thức thoả thuận trong khoảng thời gian từ ngày 8/5 đến ngày 9/5.

Khối ngoại bán hơn 1.250 tỷ đồng cổ phiếu Vinhomes Ông Đặng Thành Tâm muốn hạ sở hữu tại Saigontel, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân mua 2 triệu cổ phiếu HQC
Giá vàng miếng mất mốc 90 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng mất mốc 90 triệu đồng/lượng

Sáng ngày 17/5, sau các phiên đấu thầu, giá vàng miếng SJC đã giảm xuống dưới mốc 90 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tiếp tục duy trì tổ chức đấu thầu trong thời gian tới.

Thị trường vàng chứng kiến nhiều động thái chốt lời Đấu thầu thành công 12.300 lượng vàng miếng SJC, giá trúng thầu cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng
Chủ đất liên tục "quay xe" vì không bán được giá như kì vọng

Chủ đất liên tục "quay xe" vì không bán được giá như kì vọng

Sau khoảng thời gian muốn bán hoặc muốn “thăm dò” giá thị trường, khá nhiều chủ đất đã rút hàng chờ thêm tín hiệu phục hồi. Vì đâu nhà đầu tư không bán ra dù khá bí về dòng tiền?

Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ
Ảnh minh họa

Ngành tôm Việt Nam "phấp phổng" đợi thông tin Mỹ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường

Khi được Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ có các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế hơn nhiều trong các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp...

Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng tăng 20-30% năm 2024 khi xuất khẩu phục hồi nửa cuối năm Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
(Ảnh minh hoạ)

VNDIRECT dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp lên 18%, VN-Index có thể chạm mốc 1.350 điểm

Tại báo cáo mới phát hành, VNDIRECT tiếp tục duy trì dự phóng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong năm 2024 ở mức 16-18%, đây là mức dự phóng tương đối cao so với một số công ty chứng khoán từng đưa ra.

VDSC: Định giá thị trường hấp dẫn, dự báo VN-Index phục hồi trong tháng 5
Tập đoàn Hàn Quốc chia tay "ông trùm" ngành nước, Viconship rời ghế cổ đông lớn HAH

Tập đoàn Hàn Quốc chia tay "ông trùm" ngành nước, Viconship rời ghế cổ đông lớn HAH

Trong tuần qua, cổ đông ngoại đến từ Hàn Quốc đã hoàn tất bán ra 12 triệu cổ phiếu BWE và không còn cổ đông tại Biwase. Tương tự, tại Vận tải và Xếp dỡ Hải An, Viconship đã bán hơn 5,27 triệu cổ phiếu HAH và rời ghế cổ đông lớn.

Con trai bầu Hiển dự chi nghìn tỷ đồng mua cổ phiếu SHB, Pyn Elite Fund thành cổ đông lớn của Sacombank Biến động cơ cấu cổ đông lớn tại Hải Phát Invest, Viconship
Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng. (ảnh: Int)

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Từ đầu tháng 5 có một số ngân hàng bắt đầu rục tịch tăng lãi suất tiết kiệm, tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định lãi suất huy động không thể tăng cao hơn do định hướng của Chính phủ phải kéo giảm lãi suất cho vay thấp.

Kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất lung lay, tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ phá sản tăng vọt: Chuyện gì đang xảy ra? Kỳ vọng hạ lãi suất đẩy giá vàng tăng mạnh
Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư ngoại. (Ảnh: MarketTimes).

"Bật mí" những yếu tố giúp mặt bằng bán lẻ Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

“Thị trường BĐS bán lẻ sẽ ngày càng sôi động hơn, với nguồn cung mới và kế hoạch phát triển của các đơn vị bán lẻ quốc tế”, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS chia sẻ.

Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản CEO Vinhomes: "Thị trường bất động sản sẽ hồi phục nhưng không nhanh như kỳ vọng"
Cải thiện nguồn cung, giá thuê văn phòng của Hà Nội có hấp dẫn hơn Thành phố Hồ Chí Minh?

Cải thiện nguồn cung, giá thuê văn phòng của Hà Nội có hấp dẫn hơn Thành phố Hồ Chí Minh?

Chuyên gia cho rằng, cho đến thời điểm hiện tại, giá thuê văn phòng tại Hà Nội vẫn hấp dẫn và chưa thể cao hơn TP.HCM. Với nguồn cung Hạng A mới tại Hà Nội dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới, giá thuê sẽ tiếp tục ở mức cạnh tranh.

Mảng cho thuê văn phòng thu 10 đồng lãi 5 đồng của REE đối mặt thách thức trả mặt bằng, dư 7.000m2, hụt mất 1,2 triệu USD Siết mua bán vàng miếng bằng tiền mặt để phòng rủi ro, chống rửa tiền
Ảnh minh họa

Thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng đẩy giá cao su tự nhiên tăng cao

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản mở cửa phiên ngày 8/5 tiếp tục tăng, trong bối cảnh lo ngại thời tiết bất lợi tại nhà sản xuất chính Thái Lan, đồng Yên suy yếu và giá dầu tăng cao. Giá cao su tăng giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được hưởng lợi.

Giá cao su thế giới tăng 9 phiên liên tiếp đạt “đỉnh” 13 năm