20.000 nhân viên ngân hàng lớn thứ ba nước Mỹ sẽ bị sa thải: Chuyện gì đang xảy ra?

Đợt sa thải sẽ cắt giảm khoảng 10% nhân sự của ngân hàng này.

20.000 nhân viên ngân hàng lớn thứ ba nước Mỹ sẽ bị sa thải: Chuyện gì đang xảy ra?

Citigroup đang có kế hoạch cắt giảm khoảng 20.000 nhân sự đến cuối năm 2026. Đây là giai đoạn tiếp theo của kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ.

Với kế hoạch cắt giảm này, số lượng của nhân viên Citi sẽ giảm khoảng 10%. Tính đến tháng 12, ngân hàng này có tổng cộng 200.000 người, chưa kể số nhân viên làm việc cho một chi nhánh Mexico sắp bị tách ra. Citi đã trình bày chi tiết kế hoạch cắt giảm chi phí trong ngày 12/1, cũng là ngày họ công bố báo cáo tài chính quý 4.

image-6678.png
Nhân lực của Citigroup từ năm 2014 đến 2023

CEO Jane Fraser đã tiếp quản Citi từ năm 2021. Nhiệm vụ của bà là sắp xếp và tinh gọn công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới một thời. Citi từng được ví như một “siêu thị” sản phẩm tài chính với hoạt động phủ toàn cầu. Ngân hàng này cũng từng nổi tiếng với các thương vụ nhượng quyền độc nhất vô nhị. Nhưng hiện tại, Citi đang đi lùi so với nhiều ngân hàng cùng ngành.

Nhà phân tích Ken Usdin của công ty dịch vụ tài chính Jefferies cho biết mỗi ngân hàng đều có một chức năng riêng của họ, đóng vai trò quan trọng trong 30-40 năm qua. Vì thế họ không thể thay đổi một sớm một chiều. “Họ đang thực hiện một kế hoạch kéo dài nhiều năm nhằm hợp lý hóa chiến lược, tập trung vào điểm mạnh, cắt giảm những nhân viên dư thừa và cải tiến theo định hướng”, nhà phân tích chỉ ra.

Kể từ khi tiếp quản, CEO Fraser đã cắt giảm nhánh ngân hàng tiêu dùng toàn cầu của Citi và tăng cường tập trung vào khách hàng doanh nghiệp ở cả Mỹ và quốc tế. Vào tháng 9 năm ngoái, bà tuyên bố đang đơn giản hóa cơ cấu tổ chức của Citi, loại bỏ dần các cấp quản lý. Ngân hàng bắt đầu sa thải nhân viên từ tháng 11/2023. Vào thời điểm đó, các nhân viên đã suy đoán Citi sẽ cắt giảm 10% lực lượng lao động.

Quảng cáo

Và điều đó cuối cùng thành sự thật. Với việc cắt giảm thêm 20.000 nhân sự, chi phí vận hành hàng năm sẽ giảm xuống còn 51 tỷ USD đến 53 tỷ USD. Năm ngoái, tổng chi phí của Citi lên tới 56,4 tỷ USD.

CEO Fraser tuyên bố: “Nếu hỏi chúng tôi đã đi được bao xa trên lộ trình đơn giản hóa và thoái vốn, năm 2024 sẽ là một bước ngoặt, vì chúng tôi có thể hoàn toàn tập trung vào hiệu quả hoạt động của 5 mảng chính cũng như hoạt động chuyển đổi của chúng tôi”.

Trong báo cáo quý cuối cùng của năm 2023, Citi lỗ ròng 1,8 tỷ USD, tương đương 1,16 USD/p. Trong cùng kỳ năm trước, Citi có doanh thu ròng 2,51 tỷ USD, tương đương 1,16 USD/cp. Doanh thu giảm 3% từ 18 tỷ USD xuống 17,4 tỷ USD. Citi cho biết tình trạng đồng peso Argentina mất giá gần đây đã làm hao hụt 880 triệu USD doanh thu của quý gần nhất.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ của Citi đạt doanh thu 4,5 tỷ USD, tăng 6%. Tổng doanh thu giao dịch giảm 19% xuống còn 3,4 tỷ USD. Trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm tư vấn sáp nhập, bảo lãnh phát hành cổ phiếu và nợ và cho vay doanh nghiệp, doanh thu tăng 22% lên 949 triệu USD.

Doanh thu từ chi nhánh ngân hàng tiêu dùng Mỹ tăng 12% lên 4,9 tỷ USD, nhờ lợi nhuận từ cả thẻ tín dụng và ngân hàng chi nhánh.

Hoạt động kinh doanh quản lý tài sản của Citi báo cáo doanh thu 1,7 tỷ USD, giảm 3% so với một năm trước.

Trong năm 2023, Citi báo cáo doanh thu ròng là 9,2 tỷ USD, tương đương 4,04 USD/cp, giảm 38% so với 14,8 tỷ USD hay 7 USD/cp vào năm 2022.

Các giám đốc điều hành ngân hàng kỳ vọng doanh thu sẽ tăng 4% trong năm 2024, khi hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản phục hồi.

Theo WSJ

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"