GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

anh-pham-luu-hung_.jpg
Ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng kiêm Trưởng Ban Đào tạo và Phát triển Chứng khoán SSI

Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Biểu đồ được ông Trump giơ cao khi phát biểu tại Nhà Trắng, cho thấy Mỹ sẽ áp thuế đối ứng 46% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49%).

Tại Chương trình Cafe cùng Chứng khoán sáng ngày 3/4, bình luận về thông tin Mỹ áp thuế 46% lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng kiêm Trưởng Ban Đào tạo và Phát triển Công ty CP Chứng khoán SSI cho rằng hiện vẫn chưa có các thông tin chi tiết về việc áp thuế, đâu đó phải khoảng 1-2 tuần nữa mới diễn ra, danh sách mặt hàng vẫn chưa rõ và vẫn cần thêm thông tin để xem những mặt hàng nào bị ảnh hưởng.

Nhìn một cách rộng hơn, cách đây vài ngày đại diện thương mại Mỹ đưa ra ước tính cho thấy số lượng các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới của Mỹ khá lớn. Vì vậy, các nhà đầu tư đã biết được số lượng các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đợt tăng thuế mới của Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điểm bất ngờ là những con số vừa công bố cao hơn nhiều dự báo trước đó, với Việt Nam mức thuế đối ứng áp dụng là 46%.

"Tôi nghĩ rằng bây giờ đi sâu vào đánh giá ảnh hưởng với kinh tế Việt Nam thì có thể tác động rất lớn. Câu chuyện ở đây nếu tính theo góc nhìn của một nhà kinh tế học thì xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ hiện nay khoảng 120 tỷ USD, nếu tính giá trị gia tăng vào khoảng 30% thì tương ứng khoảng 36 tỷ USD. 36 tỷ USD này nếu chia cho tổng GDP của Việt Nam sẽ ra khoảng 7,5%. Trong trường hợp xấu nhất (dừng xuất khẩu sang Mỹ) ảnh hưởng ban đầu đâu đó sẽ khoảng 7% GDP. Trong khi, các ước tính trước đó, thuế suất bị áp dụng thấp (khoảng 10-15%) thì dự báo tác động đến GDP của Việt Nam chỉ từ 1-1,5% nhưng trong trường hợp này con số sẽ cao hơn", ông Hưng nói.

Quảng cáo

Tuy nhiên, theo ông Hưng, con số cũng không có ý nghĩa lắm vì câu chuyện ở đây rộng hơn thế bởi khi các chính sách này được đưa ra thì không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trong danh sách mà còn ảnh hưởng đến cả thế giới.

"Việc suy thoái của nền kinh tế thế giới là điều khó có thể tránh khỏi. Lúc này việc tính toán của chúng ta sẽ nhìn ở góc độ rộng hơn, đâu đó có thể nhìn thấy ảnh hưởng có thể so sánh với các giai đoạn suy thoái trước đây của kinh tế thế giới hay những thời điểm nhất định khi xảy ra đại dịch COVID-19", ông Hưng cho biết thêm.

Dù vậy, vẫn có điểm có thể xem là tích cực, đó là mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống. Nó không có nghĩa đây là mức thuế sẽ áp dụng mãi mãi.

Hơn nữa, Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất đã làm được rất nhiều việc trong thời gian vừa rồi để thể hiện thiện chí của mình trong xử lý các mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, như Việt Nam đã giảm thuế với 14 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và có thể kỳ vọng còn nhiều chính sách hơn; hay các chính sách đến các ngành cụ thể như cho phép Starlink hoạt động, có bản dự thảo nghị định kiểm soát thương mại chiến lược (bảo vệ sở hữu trí tuệ trong các hoạt động thương mại và đầu tư)…

“Tóm lại ảnh hưởng trong ngắn hạn là có nhưng trong dài hạn tôi cho rằng mức thuế này sẽ kéo dài hàng năm với các quốc gia mà sẽ có sự bình thường hóa và sẽ có những đàm phán giữa hai quốc gia và mức thuế với Việt Nam sẽ không phải 46% nữa, có thể thấp hơn, thậm chí về 10%. Giống như mọi cuộc chiến tranh thương mại khác, Việt Nam có thể hưởng lợi từ xu hướng này”, ông Hưng nhận định.

Cũng theo chuyên gia của SSI, đúng là mức thuế 46% này cao hơn so với ước tính trước đó (chỉ khoảng 10%). Cho nên nếu mức thuế này xảy ra và kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn như đã nêu ở trên (tác động từ 7-7,5% GDP). Đó là trong kịch bản siêu xấu khi chúng ta không xuất khẩu sang Mỹ nữa, tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra.

Về tác động đến thị trường chứng khoán, báo cáo sáng nay của SSI Research nhận định “tin xấu có thể là tin tốt”, đây không phải lạc quan thái quá. Khi câu chuyện đến mức này rồi thì các hành động tiếp theo từ phía Chính phủ có thể mạnh hơn để giải quyết được vấn đề này, chứ không thể để ảnh hưởng đến đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam lại có thể kéo dài được.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, rủi ro thương mại thuế quan đối với Việt Nam lớn nhất, do đó họ đang chờ đợi và lần này đang thể hiện xấu nhất, nên có thể các nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư vào Việt Nam được rồi vì khi xem xét phản ứng của thị trường biến động như thế nào, các nhóm ngành nào thậm chí có vùng định giá còn thấp hơn so với trước là có thể giải ngân được.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

6 tháng đầu năm 2025: CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2024, CPI tháng Sáu tăng 2,02%; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý II/2025 tăng 3,31% so với quý II/2

CPI Việt Nam năm 2024 tăng 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra CPI Việt Nam tăng gần 1% trong tháng 1, nguyên nhân do đâu?

GDP 6 tháng đầu năm 2025: Tăng cao nhất so với cùng kỳ trong 14 năm

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán, với quyết tâm cao nhất để huy động và khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng tích cực với tổng

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Tín dụng tiếp tục “chảy” vào lĩnh vực sản xuất

Tính đến cuối tháng 5/2025, tính dụng tăng trưởng 6,52% được tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là hai ngành có tỉ trọng lớn.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Quỹ ETF tái cơ cấu danh mục ra sao trong kỳ quý III/2025?

Trong tháng 7, HOSE sẽ thực hiện đánh giá chỉ số VN30 và VNFIN LEAD kỳ giữa năm với những thay đổi về cơ cấu chỉ số. Đồng thời, các chỉ số VNDIAMOND sẽ được cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục cổ phiếu thành phần. Kết quả sẽ được chính thứ

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm Chứng khoán Hoàng Gia đăng ký mua hàng triệu cổ phiếu SJS, SAM

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, câu chuyện chia cổ tức tiếp tục làm “nóng” nghị trường các ngân hàng. Trong khi một số nhà băng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để tri ân cổ đông, nhiều ngân hàng lại chọn giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm tăng vốn tự có

Ngân hàng nào sẽ tổ chức đại hội cổ đông tuần này? Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB...

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Vì sao VGTA đề xuất không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) đề xuất không nên để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng khi bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng do lo ngại hệ lụy.

Tổng bí thư Tô Lâm: Xoá bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, vàng nhẫn chững giá