ABBANK báo lợi nhuận 646 tỷ đồng sau 9 tháng

Tính đến hết ngày 30/09/2023, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận đạt 646 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

ABBANK báo lợi nhuận 646 tỷ đồng sau 9 tháng.
ABBANK báo lợi nhuận 646 tỷ đồng sau 9 tháng.

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa công bố BCTC quý 3/2023 với tổng tài sản của ngân hàng đến cuối tháng 9 đạt 141.586 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ 2022. Huy động từ khách hàng đạt 102.018 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ 2022.

Quảng cáo

ABBANK cho biết, hoạt động cho vay của ngân hàng chịu tác động chung trong bối cảnh tín dụng toàn ngành tăng trưởng chậm, theo đó dư nợ tín dụng của ngân hàng tính đến hết 30/9/2023 đạt 86.069 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ABBANK có sự tăng trưởng cao, đạt 491 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ năm 2022. Danh mục khách hàng của ABBANK tiếp tục được mở rộng, trong đó số lượng khách hàng cá nhân tăng trưởng so với cùng kỳ 2022, đạt hơn 2 triệu khách hàng.

Nợ nhóm 3, 4, 5 của ABBANK giảm 24,8% so với cuối quý 2/2023; nợ xấu hiện nay chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng là doanh nghiệp - nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng và kéo dài từ dịch bệnh. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ABBANK tính đến ngày 30/9/2023 được kiểm soát ở mức 2,41%. Bên cạnh việc liên tục rà soát các hợp đồng tín dụng và tài sản đảm bảo nhằm quản trị tín dụng hiệu quả, ABBANK đã thực hiện trích lập đầy đủ cho dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 41,8%.

Hệ số an toàn vốn (CAR) của ABBANK cuối quý III đạt mức 11,05%, thể hiện khung vốn vững chắc với mức đệm vốn tốt so với yêu cầu tối thiểu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ở mức 8%, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, các rủi ro tín dụng và hoạt động. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2023 của ABBANK đạt 646 tỷ đồng.

Ngân hàng cho biết, lợi nhuận đạt thấp do thu nhập lãi thuần giảm và tăng trích lập dự phòng. Lợi nhuận giảm cũng là tình hình chung trong hệ thống ngân hàng khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng nhanh, cùng sự suy giảm ở một số mảng hoạt động và tổng cầu thị trường thấp, tình hình kinh tế xã hội có cải thiện nhưng còn khó khăn.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Đề án tái cơ cấu EVN được phê duyệt: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng bình quân 7-10%

EVN phải xây dựng phương án tài chính, phương án cân đối vốn và dòng tiền để phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đến tình hình tài chính, khả năng cân đối nguồn vốn cho đầu tư phát triển các dự án điện quan trọng đến hết năm 2025.

Điểm danh dự án điện tái tạo Bộ Công an vừa yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ EVN có lãi gộp hơn 8.500 tỷ trong quý 2/2024, lỗ lũy kế đã vượt 52.000 tỷ đồng