Cổ phiếu Hòa Phát lên đỉnh 3 năm, tài sản của tỷ phú Trần Đình Long tăng vọt

Cổ phiếu Hòa Phát bứt phá mạnh trong phiên 8/7 với giao dịch sôi động, có thời điểm vượt đỉnh 3 năm.

Thị trường chứng khoán tiếp đà hưng phấn sau khi vượt 1.400 điểm, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát trở thành tâm điểm chú ý. Cổ phiếu này có thời điểm tăng vọt 5% lên mức cao nhất trong vòng hơn 3 năm, kể từ tháng 4/2022. Dù hạ nhiệt đôi chút nhưng HPG vẫn tạm dừng phiên sáng với mức tăng hơn 3%. Vốn hóa đạt xấp xỉ 187.000 tỷ đồng (7,3 tỷ USD), tăng gần 10% từ đầu năm.

Đáng chú ý, giao dịch trên HPG rất sôi động với khối lượng lên đến hơn 52 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng gần 1.300 tỷ đồng, cao nhất toàn sàn chứng khoán. Cổ phiếu này cũng được khối ngoại mua ròng khoảng 19 triệu đơn vị chỉ trong phiên sáng, giá trị tương ứng gần 500 tỷ đồng, cũng là con số lớn nhất sàn tính đến hiện tại.

Trong một diễn biến liên quan, Hòa Phát vừa kết thúc đợt phát hành gần 1,3 tỷ cổ phiếu cho 192.766 cổ đông, với tỷ lệ 10:2, tức cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận 2 cổ phiếu mới. Sau đợt phát hành, Hòa Phát nâng tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành lên gần 7,68 tỷ cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ gần 76.745 tỷ đồng. Ngày dự kiến chuyển giao cổ phiếu 31/7/2025.

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Hòa Phát đang sở hữu 1,65 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ sở hữu 25,89% vốn tại Hòa Phát (ghi nhận tại thời điểm 31/12/2024), sẽ nhận về khoảng 330 triệu cổ phiếu từ đợt cổ tức trên. Tỷ lệ sở hữu của vị tỷ phú này tại Hòa Phát nhưng số lượng nắm giữ đã tăng lên gần 2 tỷ cổ phiếu.

Với việc cổ phiếu bứt phá mạnh, khối tài sản của tỷ phú Trần Đình Long cũng tăng mạnh lên gần 50.000 tỷ đồng (~2 tỷ USD). Nếu tính chung cả gia đình, khối tài sản trên sàn chứng khoán của “vua thép” vào khoảng 66.000 tỷ đồng (2,5 tỷ USD). Con số này tương đương với ước tính của Forbes tại ngày 8/7.

Quảng cáo

Giá thép ổn định, biên lợi nhuận dần cải thiện

Về trình vọng kinh doanh của Hòa Phát, trong báo cáo phân tích mới đây, VPBankS dự báo sản lượng tiêu thụ HRC nội địa tại Việt Nam năm 2025 dự kiến điều chỉnh giảm so với năm 2024, đạt 13 – 14 triệu tấn do nhu cầu sử dụng làm tồn kho khả năng cao sẽ sụt giảm. Đối với hoạt động xuất khẩu HRC, VPBankS kỳ vọng Hòa Phát sẽ ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng HRC xuất khẩu vào khoảng 3,3% YoY.

Mặt khác, VPBankS cho rằng giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục điều chỉnh giảm, trong khi giá bán thép duy trì ở mức ổn định tạo cơ hội cải thiện biên lợi nhuận gộp. Giá thép Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng ổn định, biến động trong biên độ ±1% so với mức giá hiện tại nhờ vào: (1) Nhu cầu sử dụng thép đang ở mức cao như đã đề cập ở các phần trên và (2) Giá thép Trung Quốc kỳ vọng sẽ không giảm mạnh nữa, giúp hạn chế sức ép giảm giá đối với giá thép Việt Nam.

Với kỳ vọng giá bán thép duy trì ở mức ổn định từ nửa sau năm 2025, VPBankS giả định giá thép xây dựng trung bình năm 2025 của Hòa Phát sẽ giảm 4,9% so với 2024 và giá HRC Hòa Phát trung bình 2025 giảm 5,6% so với 2024. CTCK này cũng lưu ý rằng ở thời điểm hiện tại, giá thép xây dựng trung bình và giá HRC tại thị trường nội địa đang ghi nhận mức giảm lần lượt 5% so với cùng kỳ và 9,6% so với cùng kỳ.

Trong dự phóng cho 3 năm 2025/2026/2027, VPBankS giả định sản lượng tiêu thụ thép xây dựng sẽ tăng trưởng 12%/3%/2% so với cùng kỳ và sản lượng tiêu thụ ống thép sẽ tăng trưởng 9%/5%/2% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ vào nhu cầu xây dựng các dự án hạ tầng và bất động sản nội địa giữ ở mức cao.

Đối với HRC, VPBankS dự phóng hiệu suất hoạt động của dây chuyền HRC tại cả 2 dự án Dung Quất sẽ đạt khoảng 76%/96%/97% trong lần lượt 2025F/2026F/2027F, tương ứng với mức tăng 83%/74%/0% so với cùng kỳ. Lượng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh bắt đầu từ năm 2026 trở đi, sau khi thuế chống bán phá giá HRC có hiệu lực chính thức và việc nhập khẩu HRC khổ rộng được kiểm soát trong năm 2025.

Trong giai đoạn 3 năm 2025/2026/2027, VPBankS dự phóng doanh thu của Hòa Phát sẽ tăng trưởng 27,3%/33,4%/2,2% trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp dần cải thiện và đạt 15,5%/16,3%/16,3% nhờ vào việc quản trị tốt hoạt động tồn kho nguyên vật liệu. Lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát có thể tăng trưởng lần lượt 46%/49,7%/7,7% và đạt 17.548/26.274/28.288 tỷ cho giai đoạn này.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Nestlé Việt Nam bị phạt vì vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính 80 triệu đồng do vi phạm các quy định trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa lúa mạch Nestlé Milo.

Vi phạm về phòng cháy chữa cháy, loạt cơ sở tại 2 dự án lớn của GP Invest bị Công an Cầu Giấy “nhắc tên” Bộ trưởng Tài chính nhắc vi phạm của E&Y, Deloitte,… tại SCB