ACB được duyệt tăng vốn lên gần 51.367 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng vốn thêm tối đa gần 6.700 tỷ đồng lên mức gần 51.367 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - MCK: ACB) vừa có thông báo về việc chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho ACB tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, NHNN đã chấp thuận việc ACB tăng vốn thêm tối đa gần 6.700 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Đây là phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 diễn ra vào ngày 8/4 thông qua. Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 44.667 tỷ đồng lên tối đa 51.367 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành kế hoạch phát hành tăng vốn điều lệ là quý III/2025.

Cũng tại đại hội, HĐQT ACB cho biết, việc tăng vốn điều lệ là hết sức cần thiết nhằm thêm nguồn vốn trung dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ; có thêm nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, các dự án chiến lược của ngân hàng và nâng cao năng lực tài chính, thích ứng với biến động của thị trường.

Biến động mới trong danh sách sở hữu cổ phần ACB

Trong một diễn biến khác liên quan đến tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông ACB, mới đây, hai người con của bà Ngô Thu Thúy - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Âu Lạc là Nguyễn Thiên Hương Jenny và Nguyễn Đức Hiếu Johnny vừa gom thêm cổ phiếu tại ACB, qua đó tăng tỉ lệ sở hữu tại ngân hàng này.

Theo đó, danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở nên do ACB vừa công bố cho thấy, hai cổ đông Nguyễn Thiên Hương Jenny, Nguyễn Đức Hiếu Johnny vừa gia tăng số lượng cổ phiếu ACB so với thời điểm tháng 9 năm ngoái.

Cụ thể, bà Nguyễn Thiên Hương Jenny tăng từ hơn 60,01 triệu cổ phiếu ACB (tương ứng tỉ lệ 1,344%) lên hơn 63,23 triệu cổ phiếu (1,416%).

Còn ông Nguyễn Đức Hiếu Johnny tăng từ hơn 47,73 triệu cổ phiếu (1,069%) lên hơn 51,01 triệu cổ phiếu (1,142%).

Như vậy, hai người con của bà Ngô Thu Thúy - chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc - đã nâng tỉ lệ sở hữu tại ACB lên tổng 2,558% vốn điều lệ.

Trong danh sách cổ đông do ACB công bố thời điểm tháng 10-2024, Công ty CP Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương cũng nắm gần 58,6 triệu cổ phần ACB, tương ứng 1,3% vốn. Còn người có liên quan đến cổ đông tổ chức này nắm hơn 107,7 triệu cổ phần, tức sở hữu 2,4% vốn ACB.

Quảng cáo

Công ty CP Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương là doanh nghiệp do bà Ngô Thu Thúy làm chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên nữ doanh nhân này được biết đến nhiều hơn với vai trò chủ tịch Công ty cổ phần Âu Lạc.

Với diễn biến trên, cả ba cổ đông trực tiếp liên quan đến nữ chủ tịch Âu Lạc đã nâng tỉ lệ nắm giữ từ hơn 3,7% lên gần 3,87% vốn điều lệ ACB.

Ước tính theo thị giá hiện tại của cổ phiếu ACB, cổ phần nhóm cổ đông này đang sở hữu có giá trị hơn 4.079 tỉ đồng. Chưa tính số cổ phần người có liên quan đến nhóm cổ đông này.

Bức tranh kinh doanh “kém sắc” trong quý 1/2025

Về tình hình kinh doanh của ACB, theo báo cáo tài chính riêng quý I/2025, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 4.417 tỷ đồng, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2024, tạm đạt 20% kế hoạch năm 2025 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Kết quả kinh doanh tăng trưởng âm trong 3 tháng đầu năm là do hoạt động tín dụng kém tích cực. Thu nhập lãi thuần (NII) của ACB quý I/2025 đạt 6.118 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước, do biên lãi thuần (NIM) thu hẹp và tăng trưởng cho vay yếu (+3%).

Tăng trưởng cho vay của ACB trong 3 tháng đầu năm chỉ đạt 3% so với đầu năm, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng của Ngành là 3,9%. Điều này cũng tạo áp lực đáng kể lên tổng thu nhập hoạt động (TOI) của Ngân hàng.

Ngoài ra, NIM của ACB đã giảm còn 1,9%, giảm 85 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm 2024 và giảm 56 điểm cơ bản so với quý IV/2024, phản ánh áp lực từ lợi suất tài sản giảm (giảm 59 điểm cơ bản so với cùng kỳ và giảm 51 điểm cơ bản so với quý trước) và chi phí vốn tăng.

Báo cáo tài chính riêng của ACB cho thấy, mức tăng chi phí vốn chủ yếu đến từ trả lãi tiền gửi (+19%) và trả lãi phát hành giấy tờ có giá (89,4%). Thời gian gần đây, cơ cấu huy động của nhà băng này đang dần dịch chuyển từ nhóm tiền gửi khách hàng sang tiền gửi, vay của các tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó, tỷ lệ phát hành giấy tờ có giá ngày càng tăng, tính đến 31/3/2025, chiếm tỷ trọng 14,4% tổng vốn huy động (con số này vào cuối năm 2024 là 13,02%, cuối năm 2023 là 8,09%).

Tính đến cuối tháng 3/2025, hoạt động ngoại hối và thu phí dịch vụ của ACB khá tích cực, lần lượt tăng 104% và 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khoản lỗ từ đầu tư (chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư) gần 6 tỷ đồng khiến thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng đầu năm tăng khá khiêm tốn, khoảng 7,5%.

Chi phí hoạt động của ACB trong quý I/2025 là 2.583 tỷ đồng, giảm 3,5% so với cùng kỳ, cho thấy nỗ lực của ACB trong việc tối ưu hóa chi phí. Tuy nhiên, do tổng thu nhập hoạt động sụt giảm, lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro của riêng ngân hàng vẫn giảm 2,5% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 22% so với cùng kỳ, do ACB tăng trích lập khi vĩ mô còn nhiều biến động, kéo giảm hơn nữa lợi nhuận trước thuế.

Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng âm so với cùng kỳ, chất lượng tài sản của ACB vẫn duy trì ổn định trong quý I/2025. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giữ nguyên ở mức 1,5%, thấp hơn mức bình quân của cả Ngành. Trong khi nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) giảm 2,1% so với đầu năm, nợ cần chú ý (nhóm 2) tăng vọt 52%, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng 20% và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 13,8%.

Tổng dư nợ xấu sau 3 tháng đầu năm 2025 của ACB tăng 17.379 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống 72%, từ mức 78% trong quý I/2024.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Nestlé Việt Nam bị phạt vì vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính 80 triệu đồng do vi phạm các quy định trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa lúa mạch Nestlé Milo.

Vi phạm về phòng cháy chữa cháy, loạt cơ sở tại 2 dự án lớn của GP Invest bị Công an Cầu Giấy “nhắc tên” Bộ trưởng Tài chính nhắc vi phạm của E&Y, Deloitte,… tại SCB

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Cổ đông lớn đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NLG của Nam Long

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm

Trong chiến lược dài hạn, Hòa Phát dự kiến dành 20% công suất ván sàn phục vụ mảng container, 80% hướng tới các sản phẩm ván chịu lực cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 20% Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu