ĂN CHẮC, MẶC BỀN

Thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu những cổ phiếu có truyền thống chi trả cổ tức cao lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm %. Đa phần, đó là các doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định, thậm chí tăng trưởng qua từng năm.

Cổ tức tiền mặt cao và chi trả đều đặn phần nào cho thấy sức khoẻ của doanh nghiệp, chính sách cổ tức được duy trì đều đặn trên nền tảng doanh nghiệp “ăn nên, làm ra”. Lợi nhuận ổn định, thậm chí tăng trưởng từng năm cũng là yếu tố thúc đẩy cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán đi lên.

NHỮNG “CON GÀ ĐẺ CỔ TỨC”

Thói quen đầu cơ lướt sóng, sốt ruột mong muốn tìm kiếm lợi nhuận gần như ngay sau khi đặt xong lệnh mua và chốt lời khi có lãi hoặc cắt lỗ khi đã đến “điểm cắt lỗ”, có thể khiến nhiều nhà đầu tư bỏ quên những “con gà đẻ cổ tức”. Nhóm doanh nghiệp có truyền thống chia cổ tức cao và đều đặn đa phần là những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất.

Và khá nhiều doanh nghiệp trong số này là doanh nghiệp có vốn Nhà nước khi việc chia cổ tức cao gần như bắt buộc theo Nghị định 140/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, sau khi chia lãi cho các bên góp vốn, bù đắp khoản lỗ của các năm trước, trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, trích quỹ đầu tư phát triển (tối đa 30%) thì phần lợi nhuận còn lại sẽ thực hiện chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền mặt cho các cổ đông.

Trong bối cảnh hiện tại, lãi suất gửi tiết kiệm xuống mức thấp kỷ lục, thị trường bất động sản đang trong quá trình tháo gỡ các vướng mắc, đầu tư chứng khoán trở thành kênh đầu tư có thể mang lại mức sinh lời cao hơn. Thậm chí, ngay khi cổ phiếu chưa tăng như kỳ vọng, những cổ phiếu có cổ tức cao cũng mang lại khoản lợi nhuận chắc chắc cho nhà đầu tư.

doanh-nghiep-chia-co-tuc-1-4397-9481.png
Bảng thống kê các cổ phiếu, cổ tức/thị giá, cổ tức bằng tiền của một số cổ phiếu

Thống kê trên HoSE, HNX, UpCOM cho thấy, những doanh nghiệp chia cổ tức cao có quy mô đa dạng, từ bluechips cho đến cổ phiếu midcap, penny. Điều này giúp nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc những tổ chức quy mô lớn đều có thể dễ dàng đầu tư, có thể kể đến như: Vinamilk (VNM), Sabeco (SAB), Nhựa Bình Minh (BMP), PV Gas (GAS), VEAM Corp (VEA), Dược phẩm Trung ương 3 (DP3),…

Một số trường hợp như Phốt pho Apatit Việt Nam (PAT), Mía đường Sơn La (SLS), Bia Hạ Long (HLB) chia cổ tức với tỷ lệ lên đến hàng trăm % năm 2022.

Tỷ lệ cổ tức/thị giá của các cổ phiếu kể trên khá hấp dẫn, cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng 12 tháng và đều có kế hoạch chi trả cổ tức cao trong năm 2023 như trường hợp VNM (29%), BMP (65%).

QUỸ LỚN ĐỔI MỤC TIÊU

Quảng cáo

Sự hấp dẫn của những cổ phiếu chi trả cổ tức cao thậm chí khiến các tổ chức có quy mô lớn phải thay đổi chiến lược.

Chẳng hạn, Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu DC (DCBC) thuộc Dragon Capital quản lý mới đây đã thay đổi mục tiêu đầu tư tập trung vào nguồn thu đều đặn từ lãi và cổ tức thay vì các doanh nghiệp hàng đầu niêm yết trên sàn như trước. DCBC tập trung dành 100% tài sản quỹ vào cổ phiếu các doanh nghiệp có lịch sử trả cổ tức đều đặn trong quá khứ hoặc trong thời gian tới tại tất cả các ngành nghề. Cơ cấu đầu tư sau khi thay đổi sẽ không đầu tư vào trái phiếu niêm yết, trái phiếu chào bán ra công chúng, trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Chiến lược đầu tư lựa chọn những doanh nghiệp có cổ tức cao tạo ra nguồn thu nhập thụ động, ổn định lâu dài cho nhà đầu tư, có thể giúp nhà đầu tư hưởng lợi kép khi cổ phiếu tăng giá và nhận cổ tức.

Ngay trong tháng đầu tiên thay đổi chiến lược đầu tư – tháng 11/2023, quỹ đầu tư của Dragon Capital đã ghi nhận hiệu suất đầu tư đạt 11,6% trong khi mức tăng của VN-Index là 6%.

Trước đó, trường phái đầu tư vào những doanh nghiệp sản xuất, chi trả cổ tức cao đã được những tập đoàn lớn đến từ xứ Chùa Vàng ưa chuộng. Sau khi chi 5 tỷ USD thâu tóm Sabeco vào năm 2017, Thaibev của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đã nắm quyền chi phối 53,59% cổ phần Sabeco thông qua công ty con Vietnam Beverage. Tỷ lệ sở hữu của Thaibev không thay đổi sau 6 năm nhưng giá trị thị trường của khoản đầu tư này hiện chỉ còn khoảng 1,8 tỷ USD.

Dù vậy, đây không phải vấn đề quá lớn bởi Thaibev đầu tư vào Sabeco với tầm nhìn dài hạn, cùng tham vọng chiếm lĩnh thị trường bia Việt Nam qua đó tạo bàn đạp hướng đến khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, tỷ phú Thái Lan còn đều đặn thu về hơn nghìn tỷ cổ tức mỗi năm. Tính cả đợt cổ tức 15% sẽ được nhận ngay trước kỳ nghỉ Tết Âm lịch, đại gia Thái Lan đã thu về gần 9.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 8% số tiền đầu tư vào Sabeco.

Năm 2023, Sabeco có kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 35% bằng tiền. Vì thế, doanh nghiệp đầu ngành bia dự kiến sẽ còn chia thêm 20% cổ tức và tập đoàn của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi có thể thu về thêm 1.374 tỷ đồng cổ tức trong tương lai gần. Sẽ không bất ngờ nếu một ngày nào đó Thaibev thu hồi được toàn bộ số tiền đầu tư vào Sabeco nhờ cổ tức.

3a-2-423-5858.jpg
Nhà máy sản xuất Vinamilk.

Với TCC Holdings và khoản đầu tư vào Vinamilk, nếu tính cả 2 đợt cổ tức liên tiếp sắp chi trả tới đây, đại gia Thái Lan sẽ bỏ túi hơn 13.200 tỷ đồng cổ tức từ doanh nghiệp đầu ngành Sữa.

Tại Nhựa Bình Minh, Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan cũng nhận về khoảng 1.800 tỷ đồng từ khi trở thành cổ đông lớn tại đây. Bên cạnh đó, giá trị khoản đầu tư lên đến hơn 4.100 tỷ đồng, trong khi số tiền chi ra để thâu tóm ước tính chỉ khoảng hơn 2.700 tỷ đồng.

Để đầu tư hưởng cổ tức hiệu quả, nhà đầu tư cần phải lựa chọn cẩn thận những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh ổn định hoặc có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, những doanh nghiệp có ban lãnh đạo, quản trị điều hành ổn định, liêm chính, có lợi ích đồng hành với cổ đông…

Chiến lược đầu tư lựa chọn những doanh nghiệp có cổ tức cao tạo ra nguồn thu nhập thụ động, ổn định lâu dài cho nhà đầu tư, có thể giúp nhà đầu tư hưởng lợi kép khi cổ phiếu tăng giá và nhận cổ tức. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, để đầu tư hưởng cổ tức hiệu quả, nhà đầu tư cần phải lựa chọn cẩn thận những cổ phiếu phù hợp với chiến lược này. Một số tiêu chí để lựa chọn có thể kể đến là chọn những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh ổn định hoặc có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai như sản xuất, dược phẩm, bảo hiểm. Lựa chọn những doanh nghiệp có ban lãnh đạo, quản trị điều hành ổn định, liêm chính, có lợi ích đồng hành với cổ đông, có chính sách phát triển bền vững.

Theo Theo Ấn phẩm Sức mạnh nội lực Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế 19 doanh nghiệp Nhà nước vượt 20% mục tiêu đặt ra, ước đạt 50.360 tỷ đồng

Thống kê trong 9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ của 19 tập đoàn và Tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt 50.360 tỷ đồng, vượt 20% mục tiêu năm đặt ra.

Yếu tố quan trọng giúp Hòa Phát giữ biên lợi nhuận dù giá thép thế giới giảm mạnh Lợi nhuận toàn thị trường quý III/2024 dự báo tăng 19,5%, điểm sáng là bán lẻ và năng lượng

VietinBank bổ nhiệm tân tổng giám đốc sinh năm 1983

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024. Trong đó, Đại hội đã thông qua nội dung quan trọng bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị VietinBank nhiệm kỳ 2024-2029.

Cổ phiếu "họ" Vingroup đồng loạt tăng bốc, vốn hóa Vinhomes chạm ngưỡng 190.000 tỷ đồng, vượt Vietinbank, Hòa Phát, Vinamilk Dự báo lợi nhuận quý III của các ngân hàng: Eximbank, HDBank, LPBank, VietinBank, VPBank, TPBank sẽ tăng trưởng mạnh nhất

Bắc có Winmart, Nam có Bách Hoá Xanh, cuộc đấu ngành bán lẻ ngày càng gay cấn

Để khái quát cuộc cạnh tranh giữa WinCommerce và Bách Hóa Xanh, lãnh đạo Masan từng cho rằng trong mọi thị trường thương mại hiện đại, thường có hai người dẫn đầu cùng tham gia.

Cổ phiếu Thế giới Di động (MWG) sẽ quay lại rổ "kim cương" ngay trong tháng 10? Khối ngoại “xả” gần 500 tỷ đồng cổ phiếu VPB và MWG trong ngày VN-Index tăng gần 10 điểm

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer) và bán lẻ (WinCommerce) hiện là hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Masan. Đây cũng là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của Masan trong giai đoạn sắp tới.

Đạt doanh thu hơn 78.000 tỷ đồng năm 2023, Masan đặt mục tiêu lãi gấp đôi trong năm 2024 Vét hết 19.000 tỷ ra chia: Masan Consumer muốn trả thêm cổ tức bằng tiền tỷ lệ 168% sau khi đã chia cổ tức tỷ lệ 100%

Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Viconship vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinaship sau khi nhận chuyển nhượng hơn 12,76 triệu cổ phiếu VNA, nâng sở hữu lên hơn 13,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 40,01% vốn tại Vinaship.

Viconship sắp nâng vốn lên gần 2.900 tỷ đồng, tăng vay nợ để thực hiện M&A Xử phạt 1,2 tỷ đồng với CTCP Đầu tư Mavico - cổ đông của Kosy vì giao dịch cổ phiếu không báo cáo

Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103 đồng/kWh từ ngày 11/10/2024

Từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Điểm danh dự án điện tái tạo Bộ Công an vừa yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ EVN có lãi gộp hơn 8.500 tỷ trong quý 2/2024, lỗ lũy kế đã vượt 52.000 tỷ đồng