Ba ngân hàng lớn nhất trên sàn chứng khoán chuẩn bị trả cổ tức

Vietcombank, BIDV và VietinBank đang ráo riết hoàn thành các bước cuối cùng để trả cổ tức cho cổ đông. Cả ba ngân hàng này đều chưa trả cổ tức trong năm 2024.

Ảnh minh họa

Chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó, Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với số tiền hơn 20.695 tỷ đồng từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông nhà nước từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của ngân hàng.

Sau đợt phát hành gần 857 triệu cổ phiếu vào tháng 8/2023 để trả cổ tức còn lại của năm 2019 và 2020, Vietcombank hiện vẫn chưa thực hiện đợt chi trả cổ tức nào trong năm 2024 dù đang triển khai cùng lúc nhiều kế hoạch tăng vốn từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối các năm trước.

Với việc được Quốc hội thông qua chủ trương, Vietcombank có thể sớm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, tăng vốn điều lệ thêm 27.666 tỷ đồng (gồm cả vốn của Nhà nước và cổ đông khác), tương ứng với tỷ lệ chi trả 49,5%. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ đạt 83.557 tỷ đồng – dự kiến đứng đầu hệ thống ngân hàng.

Cùng với Vietcombank, một "ông lớn" khác là BIDV cũng dự kiến trả cổ tức vào đầu năm 2025. Tại hội nghị Nhà đầu tư mới đây, ban lãnh đạo BIDV cho biết sẽ tăng vốn điều lệ thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 21%) sau khi có phê duyệt của Bộ Tài chính, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2025.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên BIDV năm 2024 đã thông qua phương án phát hành thêm gần 1,2 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022, tương ứng tỷ lệ 21% số cổ phiếu đang lưu hành vào cuối năm 2023. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 - 2025.

Trong năm 2024, BIDV chưa thực hiện đợt chi trả cổ tức nào. Lần chia cổ tức gần nhất của BIDV diễn ra vào tháng 12/2023 với nguồn chi trả lấy từ lợi nhuận còn lại sau thuế và trích lập các quỹ năm 2021.

Với VietinBank, mặc dù đã trình phương án và đề xuất khá lâu nhưng tiến trình tăng vốn cũng diễn ra khá chậm. Lần chia cổ tức gần nhất của "ông lớn" này là vào tháng 12/2023 với nguồn chi trả là lợi nhuận còn lại của năm 2020, giúp vốn điều lệ tăng lên 53.700 tỷ đồng.

Trong báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chính phủ cho biết đã hoàn thiện hồ sơ tăng vốn điều lệ đối với VietinBank.

Quảng cáo

Ở đại hội cổ đông vừa qua, Chủ tịch Trần Minh Bình cũng thông tin tới cổ đông rằng VietinBank đã nhận được ý kiến của NHNN và Bộ Tài chính cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022 (11.678 tỷ đồng) để tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, tương đương tỷ lệ chi trả khoảng 21%.

Đề xuất cơ chế tăng vốn dài hơi cho Big4

Với vai trò là trụ cột của hệ thống, góp phần hỗ trợ thực hiện các chính sách của Nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế, nhóm Big4 hiện rất cần tăng vốn để giữ vững vai trò dẫn dắt ngành ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, vì đặc thù hoạt động, quá trình tăng vốn của các ngân hàng này cần phải được NHNN, Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội phê duyệt. Thêm nữa, việc này phải đi xin từng năm, theo trình tự khiến cho thời gian phê duyệt bị kéo dài.

Hệ quả của tình trạng này là quỹ lợi nhuận chưa phân phối của nhóm ngân hàng thương mại gốc quốc doanh liên tục mở rộng qua các năm, trong khi vốn điều lệ đã bị các ngân hàng tư nhân lớn như Techcombank và VPBank vượt qua.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2024, tổng lợi nhuận chưa phân phối của Vietcombank, VietinBank và BIDV đến cuối quý 3 ở mức hơn 200.000 tỷ đồng, chiếm gần 45% tổng lợi nhuận chưa phân phối của 27 ngân hàng trên sàn chứng khoán.

Trong phiên thảo luận tổ trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sáng ngày 26/10 về chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank, ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội và cũng là Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), cho rằng cần có cơ chế cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước chủ động tăng vốn.

Ông Ấn cho biết Agribank, cùng với Vietcombank, VietinBank và BIDV là 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) với dư nợ chiếm khoảng 44,5% toàn hệ thống. Nhóm ngân hàng này “có vai trò dẫn dắt, thực thi chính sách tiền tệ rất tốt cũng như luôn đi dầu, là một công cụ rất quan trọng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để điều tiết thị trường”.

Theo quy định hiện hành, các ngân hàng thương mại phải đạt hệ số an toàn vốn (CAR) từ 8% trở lên. Hệ số CAR được đo lường bởi công thức: Vốn tự có/tổng tài sản rủi ro (chủ yếu là dư nợ tín dụng). Có nghĩa là muốn tăng tín dụng thì vốn tự có phải tăng tương ứng. Hiện nay, mỗi ngân hàng trong nhóm big 4 nếu muốn tăng trưởng 10%/năm thì phải tăng vốn mỗi năm trên 10.000 tỷ đồng. Theo quy định hiện hành, cứ bổ sung vốn nhà nước từ 10.000 tỷ đồng trở lên sẽ phải trình Quốc hội thông qua.

“Nếu 4 ngân hàng thương mại nhà nước năm nào cũng phải xin ý kiến các bộ ngành trình Chính phủ rồi Chính phủ trình Quốc hội thông qua thì sẽ tốn rất nhiều thủ tục và mất nhiều thời gian của Quốc hội. Thay vì năm nào cũng phải xem xét phương án tăng vốn cho các ngân hàng thì nên xây dựng một cơ chế cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước được tăng vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại”, ông Phạm Đức Ấn đề xuất.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội) đồng tình với đại biểu Phạm Đức Ấn nên cân nhắc và xem xét lại quy định hiện nay đối với trường hợp ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp Nhà nước nói chung phải xin tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận tích luỹ.

“Tiền của doanh nghiệp làm ăn có lãi thì họ quyết định tăng vốn dựa trên Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông. Tới đây, sửa Luật Đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp phải nghiên cứu sửa đổi quy định này”, đại biểu Hoàng Văn Cường khuyến nghị và cho rằng nếu mỗi lần ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước tăng vốn trên 10.000 tỷ đồng lại phải làm thủ tục như hiện nay thì quá rườm rà, gây lãng phí thời gian và nguồn lực

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu nhóm đầu tư tăng 'bốc đầu' trong phiên 15/1, điều gì đã xảy ra?

Trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (147.000 tỷ đồng), sân bay Long Thành (336.630 tỷ đồng), đường Vành đai 3 TP. HCM (75.378 tỷ đồng), đường Vành đai 4 Hà Nội (88.694 tỷ

Phiên 14/1: Khối ngoại mạnh tay bán ròng hơn 650 tỷ đồng, cổ phiếu nào là tâm điểm "xả hàng"? Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu NVL, VRE và YEG, VN-Index mất mốc 1.230 điểm

Lộ diện thêm quỹ ngoại sở hữu lượng lớn cổ phiếu Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB) mới đây đã cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Danh sách này dựa trên số liệu do Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán cung cấp ngày 31/12/2024.

Toàn cảnh KQKD ngân hàng quý 3/2024: Cập nhật Sacombank, MSB, ABBank,... Cổ phiếu Sacombank (STB) và cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) bị bán tháo, VN-Index giảm hơn 2 điểm

Công ty đa cấp lớn nhất cả nước Herbalife thu hơn 5.000 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm

Báo cáo của Vietdata chỉ ra, Việt Nam nằm trong top 5 thị trường trên toàn cầu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực bán hàng đa cấp. Trong đó, Herbalife - doanh nghiệp đa cấp nhiều năm dẫn đầu về doanh thu, tiếp tục ghi nhận kiếm hơn 5.000 tỷ

Lợi nhuận Vietcombank lập kỷ lục mới, tổng tài sản lần đầu vượt mốc 2 triệu tỷ đồng Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024

Lợi nhuận hai “ông lớn” bán lẻ xăng dầu Petrolimex và PV OIL cùng “đi lùi”

Năm 2024 dù doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Petrolimex đều sụt giảm so với năm 2023 nhưng vẫn vượt kế hoạch, trong khi PV OIL không chỉ giảm lãi mà còn phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh dù đã kết thúc năm.

Chủ tịch Petrosetco bán 2 triệu cổ phiếu PET, nhóm quỹ Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn NKG Bà Nguyễn Thị Nga muốn tăng sở hữu tại SeABank, Chủ tịch Petrosetco đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PET

Ông Từ Tiến Phát tiếp tục dẫn dắt hành trình phát triển bền vững của ACB

Ngày 13/1/2025, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố nghị quyết tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc (CEO) của ngân hàng nhiệm kỳ 2025-2028. Quyết định có hiệu lực từ ngày 14/1/2025.

ACB muốn hút thêm 15.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ ACB ghi nhận lãi ròng 3.870,3 tỷ đồng trong quý 3/2024

VinFast chốt sổ bán 87.000 ô tô điện năm 2024, kỷ lục chưa từng có

VinFast vừa công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục

Nhà thầu Việt “xuất ngoại”: Coteccons làm DA của VinFast tại Ấn Độ, Hòa Bình trúng 5 DA nước ngoài 72 triệu USD VinFast huy động thêm 4.000 tỷ đồng từ trái phiếu với lãi suất 13,5%/năm