Báo lỗ hơn 21.800 tỷ đồng năm 2023, ông lớn ngành điện EVN đang phân bổ các chi phí sản xuất - kinh doanh như thế nào?

Bộ Công Thương vừa công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2023

Ảnh: EVN.

Theo nội dung được công bố, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN lỗ 34.244,96 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 là 12.423,40 tỷ đồng. Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN (thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng) lỗ 21.821,56 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

“Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện 2023 của EVN là 528.604,24 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành, tăng 35.338,94 tỷ đồng (tương ứng tăng 7,16%) so với năm 2022; giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,90 đ/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022”, kết quả kiểm tra của Bộ Công thương nêu rõ.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng cho biết sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2023 của EVN là 253,05 tỷ kWh, tăng 4,26% so với năm 2022. Doanh thu bán điện thương phẩm năm 2023 là 494.359,28 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.953,57 đ/kWh, tăng 3,76% so với năm 2022.

Cụ thể, tổng chi phí khâu phát điện là 441.356,37 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.744,12 đ/kWh; so với năm 2022, chi phí khâu phát điện năm 2023 tăng 29.112,84 tỷ đồng.

Quảng cáo

Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 18.879,15 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 74,61 đ/kWh. Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 66.773,11 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 263,87 đ/kWh.

Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 1.595,60 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,31 đ/kWh. Tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo chưa nối lưới điện quốc gia là 428, 54 tỷ đồng.

Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam; báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của EVN, báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện; tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, phụ trợ và quản lý ngành.

Về tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm 2024, EVN cho biết: “Do tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi, duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao, tình hình cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024 gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, diễn biến thiên tai bão lũ cũng ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo ung ứng điện, đặc biệt là ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi và lũ lụt sau bão tại 26 tỉnh/thành phố khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, EVN vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận”.

Theo đó, EVN đã đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước với sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 9 đạt 24,56 tỷ kWh; lũy kế 9 tháng đầu năm 2024 đạt 232,6 tỷ kWh, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Việc triển khai thực hiện kế hoạch trong quý IV/2024 dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của EVN và các đơn vị, như: nhu cầu tiêu thụ điện tiếp tục tăng cao với tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống trong quý IV ước đạt khoảng 77 tỷ kWh; diễn biến mưa bão, thiên tai ở khu vực miền Bắc, miền Trung có thể vẫn còn khó lường, phức tạp; việc đảm bảo cân đối tài chính tiếp tục gặp thách thức lớn khi chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố đầu vào (như giá nhiên liệu, tỷ giá...).

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Đề án tái cơ cấu EVN được phê duyệt: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng bình quân 7-10%

EVN phải xây dựng phương án tài chính, phương án cân đối vốn và dòng tiền để phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đến tình hình tài chính, khả năng cân đối nguồn vốn cho đầu tư phát triển các dự án điện quan trọng đến hết năm 2025.

Điểm danh dự án điện tái tạo Bộ Công an vừa yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ EVN có lãi gộp hơn 8.500 tỷ trong quý 2/2024, lỗ lũy kế đã vượt 52.000 tỷ đồng