BAY VỀ ĐỈNH CŨ

Hậu đại dịch COVID-19, bức tranh phục hồi của ngành hàng không nội địa có những sắc thái trái ngược. Một số hãng vẫn tiếp tục bổ sung đội bay, mở thêm đường bay mới, nhưng cũng có hãng phải trả tàu, thu hẹp đường bay, đổi “người cầm lái”, như một động thá

Sau hai năm 2020 - 2021 chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, sang năm 2022 ngành vận tải hàng không lại nhận thêm “cú bồi” từ tác động của cuộc chiến Nga – Ukraine, giá nhiên liệu leo thang, tỷ giá ngoại tệ rung lắc... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngành hàng không đang chứng minh sức bật mạnh hơn và tiến dần về mức trước đại dịch.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2023, tổng thị trường vận tải hàng không ước đạt xấp xỉ 74 triệu khách, tăng 34,5% so năm 2022, bằng 93,6% so năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19) và 1,1 triệu tấn hàng hóa, giảm 9,3% so năm 2022, bằng 87,3% so năm 2019. Vận chuyển hàng khách quốc tế đạt 32 triệu khách, tăng 1,7 lần so năm 2022, bằng 77% so với năm 2019.

Nhờ đó, bức tranh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hàng không cũng dần có sự cải thiện trong những quý gần đây, song vẫn chưa thể dứt khỏi “bóng đen” của đại dịch.

2-3864-7413.jpg

Là doanh nghiệp đầu ngành, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã có 8 quý liên tiếp (tính đến quý III/2023) ghi nhận doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, phản ánh xu thế hồi phục của thị trường hàng không.

Tuy nhiên tăng trưởng doanh thu lại không cùng chiều với tăng trưởng lợi nhuận. 9 tháng đầu năm 2023, Vietnam Airlines vẫn lỗ sau thuế 3.535 tỷ đồng. Và nhiều khả năng hãng hàng không quốc gia sẽ đối mặt với năm thua lỗ thứ 4 liên tiếp khi mới đây tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023, các cổ đông của Vietnam Airlines đã biểu quyết thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với mức lỗ hợp nhất trước thuế là 5.562 tỷ đồng (giảm lỗ 50,8% so với năm 2022) dù doanh thu hợp nhất dự kiến tăng 27,7% so với năm 2022, đạt 91.658 tỷ đồng.

Trước đó, Vietnam Airlines đã có 3 năm thua lỗ liên tiếp (2020, 2021, 2022) với số lỗ lũy kế hơn 35.000 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 11.056 tỷ đồng (tính đến 31/12/2022) khiến cổ phiếu đứng trước nguy cơ hủy niêm yết.

hvn-5694-5400.png

Công ty CP Hàng không Vietjet cũng ghi nhận doanh thu tăng mạnh trở lại từ quý II/2022 khi đại dịch được kiểm soát. Tuy vậy, năm 2022, Vietjet vẫn lỗ sau thuế hơn 2.260 tỷ đồng. Sang năm 2023, tình hình kinh doanh của Vietjet đã có sự cải thiện hơn và đây cũng là doanh nghiệp duy nhất báo lãi trong cả ba quý đầu năm.

Trong khi đó, hai hãng hàng không “sinh sau” là Bamboo Airways và Vietravel Airlines vẫn đang phải nỗ lực tái cấu trúc và tìm cách thoát lỗ.

Tính đến 31/12/2023, Bamboo Airways vẫn đang lỗ luỹ kế gần 19.336 tỷ đồng, trong đó, riêng khoản lỗ của năm 2022 đã lên tới hơn 17.600 tỷ đồng. Theo lãnh đạo hãng bay, dự kiến năm 2023 mức lỗ hoạt động của Bamboo Airways sẽ giảm khoảng 3 lần so với giai đoạn trước. Sang năm 2024, Bamboo Airways có thể vẫn lỗ khoảng 1.000 tỷ đồng và đến quý IV/2024, kinh doanh của hãng dự kiến không còn phát sinh lỗ.

3-1239-711.jpg

Trong bối cảnh bức tranh kết quả kinh doanh vẫn kém khả quan, một số hãng hàng không gần đây đã bắt đầu kế hoạch tái cấu trúc mạnh mẽ, bao gồm cả việc thay đổi đội ngũ lãnh đạo cấp cao lẫn mạnh tay cắt giảm quy mô đội bay và các đường bay kém hiệu quả. Quyết liệt nhất có lẽ là Bamboo Airways.

Câu chuyện tái cấu trúc toàn diện tại Bamboo Airways đã được nhắc đến từ năm 2022 nhưng đặc biệt nổi lên khi lộ diện nhà đầu tư mới. Cùng với việc hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng cổ phần sang nhóm nhà đầu tư mới, cơ cấu lãnh đạo cấp cao của Bamboo Airways cũng liên tục biến động.

Ngoài thay đổi các vị trí trong hội đồng quản trị (HĐQT), kể từ đầu năm 2023 đến tháng 10/2023, Bamboo Airways đã có 4 lần thay đổi vị trí Tổng Giám đốc (CEO) và người gần nhất được bổ nhiệm vào “ghế nóng” này là ông Lương Hoài Nam - một người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, du lịch và cũng là người từng tham gia tái cấu trúc Pacific Airlines gần 20 năm trước.

Tại buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm, tân CEO Bamboo Airways đã cam kết góp sức tăng tốc quá trình tái cấu trúc hãng, để hãng sớm ổn định hoạt động, mở ra cơ hội phát triển.

Để thực hiện cam kết này, chỉ ít ngày sau khi nhậm chức, vị tân CEO đã quyết định trả lại 19 máy bay, bao gồm 3 chiếc Boeing Dreamliner - dòng máy bay từng là biểu tượng của Bamboo Airways - đồng thời ngừng khai thác các đường bay dài đi châu Âu và Australia cũng như tất cả các đường bay quốc tế thường lệ còn lại để tập trung tái cấu trúc mạng đường bay nội địa.

luong-hoai-nam-3538-1991.jpg
Quảng cáo

“Cú đạp phanh khẩn cấp để thoát hiểm” này theo lời tân CEO Bamboo Airways đã giúp hãng cắt được những hoạt động kinh doanh gây lỗ lớn, giảm đáng kể áp lực về nguồn vốn, cho phép hãng về cơ bản thực hiện được cam kết không phát sinh thêm nợ với các chủ cho thuê máy bay và các nhà cung cấp dịch vụ.

Dù khẳng định không có ý định biến Bamboo Airways thành hãng hàng không giá rẻ nhưng CEO của hãng cho biết Bamboo Airways sẽ học hỏi các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động như các hãng bay giá rẻ. “Chúng tôi sẽ cố gắng cắt giảm chi phí làm sao để không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, dù phải thừa nhận đây là bài toán khó, phải rất quyết tâm mới làm được”, ông Nam cho biết.

Cũng theo CEO Bamboo Airways, với mô hình kinh doanh mới, hãng bay sẽ hoạt động trên nền tảng ít tốn tiền, ít tốn lao động nhất. Sau khi cắt giảm những thứ tốn kém, Bamboo Airways sẽ hướng đến mục tiêu phát triển thành “Hãng hàng không số (Digital Airline)”, “Hãng hàng không xanh (Green Airline)”.

Tương tự Bamboo Airways, trong tháng 10, Vietravel Airlines cũng có những thay đổi nhân sự quan trọng như bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Hải - người vừa rời ghế CEO của Bamboo Airways không lâu - làm CEO mới thay ông Vũ Đức Biên. Hay bầu bổ sung thêm 2 thành viên HĐQT mới nhiệm kỳ 2022 - 2027. Trong đó, bầu ông Philipp Rösler - Chủ tịch Ban cố vấn Quốc tế Vinacaptal Venture, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức - tham gia HĐQT với tư cách thành viên độc lập, có vai trò cố vấn định hướng chiến lược của hãng trong việc mở rộng hợp tác quốc tế.

Việc bổ nhiệm CEO mới cùng sự thay đổi một số thành viên trong HĐQT cho thấy Vietravel Airlines cũng đang có những bước tiến rõ ràng hơn trong kế hoạch tái cấu trúc toàn diện và mở rộng mạng đường bay.

Còn với Vietnam Airlines, lãnh đạo hãng cho biết đang tiếp tục triển khai mạnh mẽ Đề án tái cơ cấu để phục hồi năng lực tài chính và phát triển sau đại dịch. Tại Đề án tái cơ cấu 2021-2025, Vietnam Airlines đã xác định việc thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn góp năm 2023-2024 (gồm TCS và Skypec) là các giải pháp trọng yếu để bổ sung dòng tiền đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo hoàn trả các khoản nợ nhà cung cấp và nợ vay theo lộ trình đã cam kết.

dang-ngoc-hoa-152-6503.jpg

“Tất cả các giải pháp hướng đến mục tiêu cân đối được thu chi kinh doanh từ năm 2024, khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu trước năm 2025 và giảm dần, từng bước xóa lỗ lũy kế trong các năm tiếp theo”, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023.

4-7429-9467.jpg

Có thể thấy, sau đại dịch, các hãng hàng không đều bộc lộ những vấn đề khác nhau và có những con đường khác nhau để phục hồi, nhưng nhìn chung những khó khăn này có thể chỉ là nhất thời.

Bamboo Airways dù phải thu hẹp đội bay và đường bay trong năm nay nhưng dự kiến sẽ tăng thêm máy bay ngay từ tháng 1/2024 với các máy bay Airbus thuê ướt. Từ cuối năm 2024 hãng sẽ tăng thêm máy bay Airbus thuê khô và có thể trở lại cột mốc 30 máy bay sau khi đạt được những kết quả tích cực hậu tái cấu trúc. Đến năm 2025, Bamboo Airways có thể khởi động lại hoạt động bay quốc tế thường lệ.

Vietravel Airlines sau ba năm đi vào hoạt động, đang tập trung khai thác các mạng đường bay nội địa và khu vực châu Á với đội tàu bay 6 chiếc A321. Mục tiêu của hãng này là tiếp tục tăng lên 12 chiếc trong năm tiếp theo. Ngoài ra, lãnh đạo Vietravel Airlines không giấu tham vọng muốn tăng quy mô đội bay lên 25 chiếc vào năm 2025 và 50 chiếc vào năm 2030 đúng như kế hoạch đã được đề ra ngay từ những ngày đầu thành lập hãng.

Trong khi đó, Vietnam Airlines với đội bay 100 chiếc, trong đó gồm 65 máy bay thân hẹp, khai thác hơn 97 đường bay tới 21 điểm nội địa và 29 điểm đến quốc tế cũng đang muốn mở rộng đội bay.

Với nhu cầu dòng máy bay thân hẹp, Vietnam Airlines cho biết cần bổ sung khoảng 60 máy bay đến năm 2030 và khoảng 100 máy bay đến năm 2035, trong đó có phương án xem xét khai thác dòng máy bay Boeing 737 MAX. Hồi đầu tháng 9/2023, Vietnam Airlines đã ký kết bản ghi nhớ với Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing về việc chào bán 50 máy bay thân hẹp Boeing 737 Max với giá trị 10 tỷ USD.

Những nỗ lực tái cấu trúc của các hãng hàng không suy cho cùng cũng đều là để tìm cách đón đầu giai đoạn sôi động sắp tới của ngành hàng không khi ngành này được dự báo sẽ hoàn toàn phục hồi trong năm 2024 và sẽ “cất cánh” từ năm 2025 khi thị trường khách quốc tế tăng mạnh trở lại, cộng thêm chính sách visa thông thoáng cùng hạ tầng hàng không được nâng cấp theo quy hoạch mới.

may-bay-6113-5854.jpg

Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, năm 2024 dự kiến sản lượng vận chuyển hành khách ước đạt 80,3 triệu khách (tăng 7,1% về hành khách so với năm 2023); trong đó, hành khách nội địa là 38,5 triệu khách (giảm 10,5% so với năm 2023), hành khách quốc tế là 41,8 triệu khách (tăng 30,6% so với năm 2023).

Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển ước đạt 58 triệu khách (tương đương năm 2023); trong đó, hành khách nội địa là 38,5 triệu khách (giảm 10,5% so với năm 2023), hành khách quốc tế là 19,5 triệu khách (tăng 30% so với năm 2023).

Sản lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 1,16 triệu tấn (tăng 4,8% so với năm 2023); trong đó, hàng hóa nội địa là 210 nghìn tấn (tăng 10,5% so với năm 2023), hàng hóa quốc tế là 950 nghìn tấn (tăng 3,6% so với năm 2023).

Theo Ấn phẩm Sức mạnh nội lực Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng từ Novaland

Theo bị cáo Trương Mỹ Lan, đối với dự án Tân Thành Long An, bị cáo đề nghị Novaland thanh toán 2.500 tỷ đồng bằng tiền mặt cho bị cáo liên quan đến dự án Tân Thành Long An để khắc phục hậu quả của vụ án.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

“Ông lớn” bất động sản Singapore muốn rút 70% vốn tại “siêu dự án” Saigon Sports City

Saigon Sports City là dự án khu phức hợp lớn gồm nhà ở cao cấp, khu thương mại dịch vụ và khu thể thao công cộng với quy mô lên đến 64 ha. Đây được xem là một trong những khu phức hợp lớn nhất TP.HCM, thuộc khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, phường An Phú,

Tập đoàn Singapore Sembcorp vừa chuyển giao nhà máy điện độc lập đầu tiên tại Việt Nam lại cho EVN Singapore đề xuất tăng cường Luật phòng, chống rửa tiền

Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

Theo BCTC tự lập, Novaland báo lãi 345 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, nhưng sau soát xét ghi nhận lỗ 7.327 tỷ đồng. Tập đoàn cho biết lý do chủ yếu là trích lập dự phòng thuế tại dự án Lakeview City.

MB Bank đang cho Novaland vay bao nhiêu tiền? Hàng tồn kho “phình to” lên hơn 5,6 tỷ USD, chiếm gần 60% tổng tài sản của Novaland (NVL)

Thêm 1 lãnh đạo MWG thoái bớt vốn tại MWG sau khi ông Nguyễn Đức Tài hoàn tất bán ra 1 triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Đức Tài vừa bán ra 1 triệu cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 33,4 họ triệu cổ phiếu về 32,4 triệu cổ phiếu, tương đương gần 2,22% vốn điều lệ Thế Giới Di Động.

Bộ đôi cổ phiếu bán lẻ MWG, FRT hạ nhiệt Chủ tịch Thế Giới Di Động muốn bán tiếp 1 triệu cổ phiếu MWG