BIDV lên kế hoạch phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và không phải là nợ thứ cấp của BIDV.

BIDV lên kế hoạch phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.
BIDV lên kế hoạch phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (mã BID) vừa công bố kế hoạch phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 2.500 tỷ đồng trong năm 2023. Theo kế hoạch, việc phát hành sẽ được thực hiện qua tối đa 5 đợt phát hành, mỗi đợt với khối lượng tối thiểu là 50 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong khoảng từ quý 3 đến quý 4/2023.

BIDV cho biết, đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và không phải là nợ thứ cấp của BIDV.

Các trái phiếu này sẽ có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm. Lãi suất cụ thể của từng đợt phát hành sẽ được xác định dựa trên tình hình thị trường và nhu cầu vốn của BIDV tại thời điểm đó. Lãi trái phiếu có thể được trả sau một khoảng thời gian cố định hàng năm hoặc theo quy định của ngân hàng tại mỗi đợt phát hành. Gốc của trái phiếu sẽ được trả một lần vào ngày đáo hạn, trừ khi có điều kiện khác được quy định trong từng đợt phát hành, hoặc trái phiếu được mua lại trước hạn.

Quảng cáo

Số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được BIDV sử dụng để cho vay cho khách hàng trong nền kinh tế.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, BIDV ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 23.841 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên nhờ trích lập dự phòng rủi ro 6 tháng giảm tới 30% (tương đương giảm 4.118 tỷ đồng) nên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, đạt 13.863 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản của BIDV nhích nhẹ lên 2,124 triệu tỷ đồng, trong đó, số dư cho vay cho khách hàng đạt hơn 1,629 triệu tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng tăng 4,9% và đạt hơn 1,545 triệu tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, báo cáo cho biết, đến cuối tháng 6, tổng nợ xấu nội bảng của BIDV đã ở mức 25.970 tỷ đồng, tăng 47% so với đầu năm, đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng từ mức 1,16% hồi đầu năm lên 1,59% khi kết thúc quý 2/2023.

Về chất lượng tài sản, báo cáo cho biết, đến cuối tháng 6, tổng nợ xấu nội bảng của BIDV đã ở mức 25.970 tỷ đồng, tăng 47% so với đầu năm, đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng từ mức 1,16% hồi đầu năm lên 1,59% khi kết thúc quý 2/2023.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vietcap đón thêm dòng vốn mới hơn 1.000 tỷ từ các “cá mập” tài chính, vốn hoá tăng vọt lên hơn 1,2 tỷ USD

Trong khoảng thời gian tăng giá mạnh, giao dịch đáng chú ý là CEO Tô Hải vừa hoàn tất mua vào 250.000 cổ phiếu VCI. Sau giao dịch, ông Tô Hải nắm giữ 129,1 triệu cổ phiếu VCI, tỷ lệ 17,87% cổ phần.

Vietcap: Vingroup bán Vincom Retail với giá 32.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 20% so với thị giá Chứng khoán Vietcap sẽ có đợt tăng vốn mới sau 7 năm

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex