Biến động VNR500 2024: FPT Retail, Lộc Trời, Minh Phú và một loạt 'anh tài' biến mất sau nhiều năm liền góp mặt

Nhiều doanh nghiệp góp đã có trên 10 năm liên tiếp đứng trong hãng ngũ VNR500, nhưng bước sang năm 2024 bị loại khỏi danh sách.

Vừa qua, Vietnam Report đã công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 500 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2024.

VNR500 là bảng xếp hạng thường niên, đã bước sang năm thứ 18, nhằm ghi nhận và tôn vinh thành tích của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định.

Thống kê trong bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân cho thấy, năm nay có tới 102 doanh nghiệp bị loại ra khỏi danh sách so với năm 2023, trong đó nhiều doanh nghiệp đã góp mặt cả chục năm liền nhưng năm nay vắng mặt.

Đứng đầu danh sách bị loại khỏi VNR500 là CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail). FPT Retail bắt đầu lọt vào VNR 500 từ năm 2018, và đứng trong danh sách suốt 6 năm liên tiếp, và còn luôn ở trong top 100. Năm 2023, doanh nghiệp này leo lên đứng thứ 19, thứ hạng tốt nhất trong 6 năm. Thế nhưng, năm 2024, FPT Retail 'biến mất'.

Quảng cáo

Trong top 100 của năm 2023, còn có 5 doanh nghiệp khác vắng mặt năm 2024, gồm Thép Nguyễn Minh, Thủy sản Minh Phú (MPC), Tập đoàn Lộc Trời (LTG), Dịch vụ và Thương mại Mesa và Dầu khí Hải Phát.

Đây đều là các doanh nghiệp 'quen mặt' với VNR500. Hải Phát đã có 4 năm liên tiếp đứng trong danh sách, thép Nguyễn Minh 10 năm liên tiếp. Thủy sản Minh Phú và Mesa góp mặt tới 15/17 lần Vietnam Report công bố danh sách. Trong khi đó Lộc Trời hiện diện tới 16/17 năm, chỉ vắng mặt năm 2012.

Lộc Trời năm nay kinh doanh thua lỗ và dính vào lùm xùm nợ tiền lúa vụ Đông Xuân của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, công ty cũng có biến động lớn trong dàn lãnh đạo khi miễn nhiệm ông Nguyễn Duy Thuận khỏi vị trí Tổng Giám đốc vào ngày 15/7 và miễn nhiệm một số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

Tại Thủy sản Minh Phú, doanh nghiệp này rời top sau khi báo lỗ năm 2023 khi doanh thu đột ngột giảm sâu khi thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Ở phía dưới bảng xếp hạng, CTCP Truyền thông TK - L là doanh nghiệp duy nhất đứng trong danh sách 17/17 năm trước, nhưng năm nay bị loại.

Một số doanh nghiệp khác có bề dày truyền thống đứng trong VNR500 nhưng không xuất hiện năm nay như Vimedimex, Xuất nhập khẩu Thiên Nam, Thép Tiến Lên, dầu khí An Pha, Thương mại Đại Dũng, Fecon, Nhựa Đông Á, Xây dựng Xuân Mai, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Sơn Hải Phòng, May Đồng Nai...

1(1).png
Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu Viettel Post giảm sàn sau khi tăng hơn 60% trong 1 tháng, 80% lệnh bán đến từ "Sói già" và "Cá mập"

Gần nhất, ngày 3/12, Viettel Post công bố sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới hai chiều đầu tiên tại Việt Nam - VIPO Mall. Trước đây, VTP từng đầu tư một sàn thương mại điện tử nội địa mang tên Vỏ Sò nhưng đã ngừng hoạt động.

Thị trường tiếp đà “lao dốc”, cổ phiếu Sabeco (SAB), Viettel Post (VTP), Hoàng Anh Gia Lai (HAG) “gồng” chỉ số VN-Index Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Viettel Post (VTP) tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.220 điểm

Những doanh nghiệp có "cửa sáng" hưởng lợi theo dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Với chủ trương ưu tiên nội địa hóa, nhiều doanh nghiệp sắt thép, vật liệu xây dựng, nhà thầu thi công,... được kỳ vọng có cơ hội tham gia sâu vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và không để vụt mất cơ hội ngay trên sân nhà.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này