Bùng nổ sản xuất tại châu Á tạo ra làn sóng hội nhập và dòng chảy đầu tư trong khu vực

Nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á nhiều khả năng sẽ tăng trưởng ước tính 4,5%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của nhóm nền kinh tế phát triển. Khi người tiêu dùng trở nên giàu có hơn, họ sẽ mua thêm hàng hóa từ các nước láng giề

Cụm từ “công xưởng châu Á” đã lột tả được một trong những thành tựu kinh tế ấn tượng nhất trong lịch sử thế giới. Trong khoảng nửa thế kỷ vừa qua, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc đã trở thành trung tâm sản xuất hàng cho thế giới.

Từ đây, họ xuất hàng đi đến phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước giàu có phương Tây. Hàng triệu người châu Á thoát nghèo nhờ vào công việc sản xuất hàng hóa, thậm chí nhiều người trở nên giàu có. Giờ đây, mô hình kinh tế châu Á đang dịch chuyển, dự báo toàn thế giới và châu Á sẽ chịu ảnh hưởng.

Sự bùng nổ của lĩnh vực sản xuất tại châu Á đã tạo ra làn sóng hội nhập thương mại nội vùng. Năm 1990, 46% thương mại của châu Á diễn ra chủ yếu trong khu vực. Tuy nhiên đến năm 2021, tỷ lệ này đã tăng lên 58%. Vì vậy châu Á trở thành khu vực có tỷ lệ hội nhập thương mại cao thứ 2 thế giới sau châu Âu. Khi mà châu Á trở nên giàu có hơn, các doanh nghiệp châu Á mạnh hơn, dòng chảy đầu tư cũng lan rộng trong khu vực.

Trong thập kỷ qua, các doanh nghiệp châu Á đã không ngừng đầu tư vào các nước láng giềng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào châu Á bởi chính các nhà đầu tư châu Á tăng trưởng gấp đôi so với nhà đầu tư đến từ các nước phương Tây.

Phần lớn FDI nội vùng đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như Trung Quốc đã chảy sang các khu vực có trình độ phát triển thấp hơn. Kết quả, trong năm 2021, nhà đầu tư châu Á chiếm khoảng 59% (không tính trung tâm tài chính Hồng Kông và Singapore), tăng đáng kể so với tỷ lệ 48% của năm 2010. Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư phương Tây giảm.

Xu hướng tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực tài chính. Tỷ trọng của châu Á trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng liên biên giới đã tăng từ ngưỡng chưa đầy 40% trước khủng hoảng tài chính lên mức 54% hiện nay.

Nhiều doanh nghiệp/ngân hàng như Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), tập đoàn tài chính Mitsubishi của Nhật Bản hay ngân hàng OCB của Singapore đã tăng trưởng thị phần trong khu vực ngay cả khi mà nhiều ngân hàng cho vay của phương Tây rút đi.

Vốn tài chính phát triển đến từ Mỹ vào khu vực này được thực hiện chủ yếu thông qua các ngân hàng đa phương. Các nước châu Á hiện đang là các bên cho vay lớn nhất và trực tiếp.

Từ năm 2015 đến năm 2021, Trung Quốc cam kết đầu tư ước tính 5,5 tỷ USD cho khu vực trong khi đó Nhật Bản cam kết 4 tỷ USD, còn Hàn Quốc cam kết 2,9 tỷ USD. Phần lớn các hoạt động đầu tư này đi kèm với điều kiện chuyển giao công nghệ. Trong đó, dự án đầu tư tàu điện ngầm ở TP Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình.

Quảng cáo

Hội nhập ở châu Á nhiều khả năng sẽ ngày một sâu sắc hơn. Các thỏa thuận thương mại mới ký kết ví như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RECP) đã loại bỏ đi nhiều rảo cản trong thương mại. Khi mà chuỗi cung ứng trở nên ngày một phức tạp, sẽ cần đến thêm hoạt động đầu tư liên biên giới. Ngay cả khi các doanh nghiệp trong khu vực đang chạy đua trong việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp cũng chỉ tính đến Việt Nam hoặc Ấn Độ.

Quan trọng hơn, những người tiêu dùng đang giàu lên tại châu Á sẽ mang đến yếu tố hỗ trợ quan trọng cho sự hội nhập khu vực. Giờ đây, tỷ lệ lớn thương mại nội vùng châu Á là nguyên liệu được sử dụng để tạo ra thành phẩm chứ không phải hàng tiêu dùng.

Tuy nhiên trong vòng 5 năm tới, nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển châu Á nhiều khả năng sẽ tăng trưởng ước tính 4,5%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của nhóm nền kinh tế phát triển. Khi người tiêu dùng trở nên giàu có hơn, họ sẽ mua thêm hàng hóa từ các nước láng giềng.

Ý nghĩa kinh tế của sự thay đổi này không hề nhỏ. Giờ đây, sự bất bình đẳng về thu nhập tại châu Á rất lớn, GDP bình quân đầu người dao động từ 8.000 USD ở Ấn Độ lên đến 49.000 USD ở Nhật Bản, sau khi điều chỉnh ngang giá sức mua.

Trước đây, quá trình hội nhập với EU đã giúp cho thu nhập của người lao động tại các nước Đông Âu theo kịp với các nước Tây Âu, chính vì vậy sự hội nhập kinh tế tại châu Á được kỳ vọng sẽ giúp nâng thu nhập tại khu vực phía Nam và Đông Nam Á.

Tiền tiết kiệm của những nước giàu có và đang già đi nhanh chóng tại châu Á đang được chuyển hướng sang nhóm các nước nghèo hơn và có dân số trẻ, nơi mà các đồng tiền này giúp làm tăng sự thịnh vượng tại các quốc gia này, cùng lúc đó mang đến lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư. Thương mại tăng trưởng mạnh sẽ giúp làm giảm giá bán cho người tiêu dùng, vì vậy có thêm hoạt động đầu tư sẽ làm giảm chi phí vốn.

Về mặt chính trị, khác với châu Âu, các nước châu Á rất độc lập với nhau, hệ thống chính trị cũng vô cùng đa dạng.

Theo khẳng định của nhiều chuyên gia, dù rằng Mỹ vẫn là nhà đầu tư quan trọng trong khu vực, song ảnh hưởng kinh tế và chính trị sẽ giảm dần đi. Xét theo phương diện tương đối, ảnh hưởng tài chính của Mỹ đã giảm đi, chính vì vậy Mỹ cũng sẽ không chịu tác động nhiều từ sự bùng nổ tiếp theo của châu Á.

Hơn thế nữa, sự hỗ trợ dành cho các thỏa thuận thương mại tự do đã giảm đi trong cả hai đảng tại Washington. Khi cố gắng xây dựng mối liên minh tại châu Á, so với trước đây nước Mỹ có ít các "củ cà rốt" kinh tế hơn để có thể làm đối trọng với các nước châu Á.

Theo Economist

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Những sự kiện thế giới đáng chú ý trong tuần 28/4-2/5

Tổng thống Donald Trump đang tiến gần đến mốc 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ trong khi các nhà giao dịch vẫn chưa tìm ra cách để giao dịch hiệu quả khi đối phó với các chính sách của ông. Các ngân hàng trung ương cũng chưa rõ nền kinh tế của họ sẽ bị ảnh

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Mỹ áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, thuế đối ứng với 185 nền kinh tế bắt đầu hiệu lực hôm nay, ngày 9/4

ADB dành gần 40 tỉ USD cho phát triển tại khu vực châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 24,3 tỉ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2024, cùng với 14,9 tỉ USD đồng tài trợ từ hợp tác với các đối tác, để giúp châu Á - Thái Bình Dương giải quyết một loạt những thách thức phát triển phức tạp...

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á và Thái Bình Dương ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Mỹ áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, thuế đối ứng với 185 nền kinh tế bắt đầu hiệu lực hôm nay, ngày 9/4

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thực hiện lời đe dọa áp thêm thuế 50% lên hàng hóa Trung Quốc, ngoài mức thuế đối ứng 34%, nâng tổng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 104%. Mức thuế mới cao này đối với Trung Quốc và 184 đối tác thương mại

Các ngành hàng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Việt Nam bị áp thuế đối ứng từ Mỹ? GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Nhà đầu tư tìm đến yên Nhật giữa căng thẳng thuế quan

Giữa lúc căng thẳng thuế quan toàn cầu ngày càng leo thang, giới đầu tư đang có xu hướng rút khỏi các tài sản rủi ro để tìm đến những "nơi trú ẩn an toàn". Trong số đó, đồng yên Nhật nổi lên như một lựa chọn đáng tin cậy.

Đồng Yên Nhật gặp 2 vấn đề quan trọng vào năm 2024 Đồng yên Nhật tiếp tục đà rớt giá, chạm mức thấp nhất trong gần 40 năm so với USD

Tổng thống Mỹ Donald Trump gián tiếp đẩy giá vàng lên các mức cao kỷ lục

Các nhà đầu tư đang đổ xô vào vàng như “nơi trú ẩn an toàn” trong bối cảnh biến động chính trị và kinh tế liên quan đến các chính sách của chính phủ mới của Mỹ, tạo thêm động lực thúc đẩy giá vàng liên tiếp lập những kỷ lục mới.

Giá vàng SJC tăng 'sốc' 1,5 triệu đồng mỗi lượng Giá vàng tạo đỉnh lên tới 101,5 triệu đồng/lượng vàng SJC trước ngày chính sách thuế của Mỹ có hiệu lực

Kỳ vọng lạm phát tăng cao ảnh hưởng thế nào đến con đường cắt giảm lãi suất của FED?

Các gia đình Mỹ đang ngày càng kém lạc quan hơn về triển vọng kinh tế, nhưng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể không muốn phản ứng mạnh mẽ với nền kinh tế yếu đi trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng chính sách thương mại của chính quyền Tổ

Vàng bị bán ồ ạt sau cuộc họp của FED, giá mất mốc 2.600 USD/ounce Giá vàng giảm đột ngột sau thông tin về lãi suất của Fed

Mỹ siết chặt chính sách thuế quan, dòng tiền phân hoá trên thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục với những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (4/3). Đáng chú ý, toàn bộ thị trường nông sản tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ. Trong khi đó, diễn

Bitexco hoàn tất chuyển nhượng The Spirit of Saigon trước khi hồ sơ của dự án được chuyển qua C03 tiếp tục điều tra sau phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan Bất ổn xung quanh bầu cử tại Mỹ và căng thẳng leo thang ở Trung Đông đẩy giá bạc leo đỉnh 12 năm

Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Ngày 10/2/2025, Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng với các đối tác thương mại của Mỹ và gây ra một đợt lạm phát mới ở trong nước.

Áp thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam có thể tăng nguồn thu ngân sách và hạn chế hiện tượng trốn thuế Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài khi áp thuế suất tối thiểu toàn cầu