Các doanh nghiệp đã bước đầu tăng huy động vốn từ phát hành trái phiếu, giảm sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng

Kể từ quý II/2023 tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện và tâm lý nhà đầu tư đã dần ổn định trở lại.

Thông tin tại Cuộc họp lần thứ 4 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về ổn định hoạt động thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết, từ đầu năm đến ngày 28/7/2023, có 36 doanh nghiệp phát hành riêng lẻ với khối lượng 62.300 tỷ đồng (giảm 77,8% so với cùng kỳ năm 2022), chủ yếu của doanh nghiệp bất động sản (chiếm 54,2%), tiếp đến là tổ chức tín dụng (31,6%).

Thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho thấy, tính riêng trong tháng 7, giá trị trái phiếu phát hành mới tiếp tục tăng với khối lượng phát hành đạt 14.180 tỷ đồng, tăng 73,6% so với tháng trước. Đây là tín hiệu tích cực, với giá trị phát hành tăng trưởng gấp đôi so với giá trị phát hành bình quân hàng tháng trong nửa đầu năm 2023. Số lượng trái phiếu phát hành tăng lên 21 lô trái phiếu với 10 tổ chức phát hành thuộc các ngành nghề khác nhau.

Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã và đang theo đúng định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng; giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.

"Theo đó, các doanh nghiệp đã bước đầu tăng huy động vốn từ phát hành trái phiếu, giảm sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng. Nhà đầu tư có thêm sản phẩm đầu tư trên thị trường vốn. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tín dụng huy động được nguồn vốn trung, dài hạn", ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết.

Quảng cáo

Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, với việc triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp để ổn định thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kể từ quý II/2023 tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện và tâm lý nhà đầu tư đã dần ổn định trở lại, một số tổ chức chủ động mua lại trái phiếu để cơ cấu lại nguồn vốn, hoạt động đàm phán cơ cấu lại trái phiếu tiếp tục được triển khai giúp tổ chức phát hành trước mắt có thêm thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh và tạo ra dòng tiền trả nợ, tạo điều kiện cho việc cải thiện tháo gỡ áp lực thanh khoản về lâu dài.

Thông tin thị trường ngày càng minh bạch hơn với việc yêu cầu công bố thông tin tập trung trên hệ thống chuyên trang thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với cả doanh nghiệp phát hành và tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Tổ trưởng Tổ công tác lưu ý, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến thị trường, trong đó nhấn mạnh đến phạm vi trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó là các giải pháp về điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho thị trường bất động sản, hoạt động sản xuất kinh doanh…

Ngoài ra là các biện pháp bổ sung, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đối với nhà đầu tư, đặc biệt là trách nhiệm trả nợ trái phiếu đến hạn.

“Bộ Tài chính sẽ kiểm soát chặt, kiểm soát thường xuyên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, phát hiện các trường hợp thao túng, gian lận sẽ chuyển cơ quan điều tra, công khai thông tin về các vụ việc vi phạm”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Ngôi vương đổi chủ trong Top20 lợi nhuận 2024, mình tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'địch lại' nhóm ngân hàng

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank bất ngờ muốn chi gần 10.000 tỷ đồng để trở thành cổ đông của FPT LPBank bất ngờ muốn chuyển Trụ sở chính, sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng