Các quỹ phòng hộ lỗ 43 tỷ USD vì giao dịch bán khống

Sau đợt tăng mạnh của thị trường chứng khoán gần đây, các quỹ phòng hộ đặt cược rằng thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu suy giảm đã phải chịu mất mát ước tính 43 tỷ USD.

Các quỹ phòng hộ lỗ 43 tỷ USD vì giao dịch bán khống

Theo Emmanuel Cau, người đứng đầu bộ phận cổ phiếu châu Âu tại Barclays, cho biết nhiều người bán khống cược rằng giá cổ phiếu của các công ty dễ bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao trong năm qua sẽ giảm. Song, hàng loạt cổ phiếu đồng loạt hồi phục trong tháng này khi thị trường kỳ vọng rằng chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED sắp chấm dứt.

Khi Chủ tịch FED Jerome Powell giữ nguyên lãi suất sau hai cuộc họp gần nhất, chỉ số S&P 500 trên đà đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2022. Dữ liệu lạm phát tháng 10 hạ nhiệt càng thúc đẩy giá cổ phiếu tăng. Cả S&P 500 lẫn Nasdaq Composite đều đang tận hưởng giai đoạn thăng hoa nhất kể từ tháng 4.

Quảng cáo

Đà tăng giá cổ phiếu này đã tạo ra một đợt “short squeeze” nghiệt ngã. Đây là pha chèn ép của thị trường khiến các nhà đầu tư ở vị thế bán khống phải “cắt lỗ”. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn khi giá cổ phiếu tăng mạnh đột ngột.

Theo tính toán của nhóm dữ liệu S3 Partners, các quỹ phòng hộ đã lỗ 43,2 tỷ USD khi đặt cược giá giảm trên thị trường chứng khoán ở Mỹ và Châu Âu. Dữ liệu cho thấy việc đặt cược vào các cổ phiếu công nghệ, chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng khiến những người bán khống chịu mất mát nhiều nhất. Ví dụ, đà tăng 14% trong 7 ngày tính đến ngày 20/11 của cổ phiếu hãng du lịch Carnival Corp đã khiến các quỹ phòng hộ thua lỗ tổng cộng 240 triệu USD.

Các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất khác cũng tăng mạnh. Cổ phiếu của các công ty năng lượng xanh tại Mỹ, như Fuelcell Energy và Sunrun, tăng giá khoảng 1/5 vào ngày 21/11. Đây là các cổ phiếu vẫn đang có vị thế bán khống rất lớn.

Tham khảo Financial Times

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"