Các quỹ phòng hộ lỗ 43 tỷ USD vì giao dịch bán khống

Sau đợt tăng mạnh của thị trường chứng khoán gần đây, các quỹ phòng hộ đặt cược rằng thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu suy giảm đã phải chịu mất mát ước tính 43 tỷ USD.

Các quỹ phòng hộ lỗ 43 tỷ USD vì giao dịch bán khống

Theo Emmanuel Cau, người đứng đầu bộ phận cổ phiếu châu Âu tại Barclays, cho biết nhiều người bán khống cược rằng giá cổ phiếu của các công ty dễ bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao trong năm qua sẽ giảm. Song, hàng loạt cổ phiếu đồng loạt hồi phục trong tháng này khi thị trường kỳ vọng rằng chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED sắp chấm dứt.

Khi Chủ tịch FED Jerome Powell giữ nguyên lãi suất sau hai cuộc họp gần nhất, chỉ số S&P 500 trên đà đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2022. Dữ liệu lạm phát tháng 10 hạ nhiệt càng thúc đẩy giá cổ phiếu tăng. Cả S&P 500 lẫn Nasdaq Composite đều đang tận hưởng giai đoạn thăng hoa nhất kể từ tháng 4.

Quảng cáo

Đà tăng giá cổ phiếu này đã tạo ra một đợt “short squeeze” nghiệt ngã. Đây là pha chèn ép của thị trường khiến các nhà đầu tư ở vị thế bán khống phải “cắt lỗ”. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn khi giá cổ phiếu tăng mạnh đột ngột.

Theo tính toán của nhóm dữ liệu S3 Partners, các quỹ phòng hộ đã lỗ 43,2 tỷ USD khi đặt cược giá giảm trên thị trường chứng khoán ở Mỹ và Châu Âu. Dữ liệu cho thấy việc đặt cược vào các cổ phiếu công nghệ, chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng khiến những người bán khống chịu mất mát nhiều nhất. Ví dụ, đà tăng 14% trong 7 ngày tính đến ngày 20/11 của cổ phiếu hãng du lịch Carnival Corp đã khiến các quỹ phòng hộ thua lỗ tổng cộng 240 triệu USD.

Các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất khác cũng tăng mạnh. Cổ phiếu của các công ty năng lượng xanh tại Mỹ, như Fuelcell Energy và Sunrun, tăng giá khoảng 1/5 vào ngày 21/11. Đây là các cổ phiếu vẫn đang có vị thế bán khống rất lớn.

Tham khảo Financial Times

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý