CEO Nike bất ngờ từ chức

Các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi có thể giúp Nike quay trở lại với sứ mệnh vốn có: đổi mới sản phẩm và năng lực tiếp thị.

Hội đồng quản trị Nike vừa thông báo quyết định nghỉ hưu đột ngột của giám đốc điều hành John Donahoe, trong bối cảnh thương hiệu này đang phải đối mặt với loạt khó khăn về kinh doanh cũng như đà giảm cổ phiếu. Elliott Hill, người đã từ chức từ năm 2020, sẽ quay trở lại làm giám đốc điều hành vào tháng tới.

Các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi có thể giúp Nike quay trở lại với sứ mệnh vốn có: đổi mới sản phẩm và năng lực tiếp thị.

Ông Donahoe, giám đốc điều hành kể từ tháng 1 năm 2020, đã giúp Nike vượt qua sự gián đoạn của đại dịch Covid-19, sự phát triển của thương mại điện tử và bài toán tắc nghẽn chuỗi cung ứng; song chưa thực sự đưa ra nhiều đổi mới sáng tạo về tiếp thị. Trong khi đó, Elliott Hill đã gắn bó hơn 32 năm với thương hiệu giày Nike. Trước khi nghỉ hưu, ông đã giám sát các hoạt động thương mại và tiếp thị cho Nike và Jordan Brand.

Các nhà phân tích cho biết trong vài năm qua, Nike đã tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng các kênh bán hàng trực tiếp thay vì phát triển sản phẩm mới. Simeon Siegel, nhà phân tích bán lẻ tại BMO Capital Markets, cho biết thế mạnh của Nike là công ty lớn nhất trong ngành giày thể thao. Ngân sách tiếp thị thì vô cùng khổng lồ.

“Nike nổi tiếng với việc kể chuyện. Tuy nhiên, khi trọng tâm chính đó thay đổi, một số lợi thế sẽ bị bỏ lại phía sau”, Siegel cho biết.

Mark Parker, chủ tịch điều hành của Nike, cho biết hội đồng quản trị đã tiến hành một “quy trình kế nhiệm chu đáo”. Trong một tuyên bố, ông gọi Hill là “người phù hợp để lãnh đạo giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của Nike”.

Cổ phiếu Nike tăng khoảng 10% trong phiên giao dịch, ngay sau thông báo của công ty.

Quảng cáo

Được biết cổ phiếu của Nike đã giảm 24% trong năm nay xuống còn khoảng 81 USD/cổ phiếu; giảm mạnh so với mức cao nhất là 177 USD đạt được vào tháng 11 năm 2021.

Bắc Mỹ, thị trường lớn nhất của Nike, chiếm 40% doanh thu. Trong năm tài chính kết thúc vào cuối tháng 5, doanh thu của Bắc Mỹ bất ngờ giảm, một phần do doanh số bán giày giảm. Nike cũng ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ làn sóng các thương hiệu mới hơn, chẳng hạn như Hoka, thuộc sở hữu của Deckers Brands, và On.

Được biết Hoka, thương hiệu Pháp chuyên về giày chạy bộ dành cho những vận động viên marathon chuyên nghiệp, đã sớm trở nên phổ biến. Vào đầu tháng 2, chủ sở hữu Hoka là công ty Deckers Outdoor còn chiêu mộ các đồng nghiệp của Nike để tiếp quản cả công ty mẹ và thương hiệu giày. Hoka có doanh thu 1,4 tỷ USD trong năm tính đến tháng 3/2023, so với khoảng 352 triệu USD ba năm trước đó.

Trước đó vào tháng 6, Nike báo cáo doanh số bán hàng trong năm ngoái chỉ tăng 1%, thậm chí không thay đổi trong quý trước. Công ty dự đoán doanh số bán hàng sẽ giảm 10% trong quý tới, trong bối cảnh các thương hiệu sở hữu chậm lại còn Nike phải đối mặt với những thách thức trên thị trường trực tuyến. Giới đầu tư và các chuyên gia phân tích đã vô cùng bi quan.

“Nike đã đi quá xa và đánh giá thấp tầm quan trọng của các nhà bán lẻ bên thứ ba. Việc rút lui này đã mở ra cơ hội cho những nhà bán lẻ đó hợp tác chặt chẽ hơn với các thương hiệu khác”, Neil Saunders, nhà phân tích tại GlobalData Retail cho biết.

Là một phần trong kế hoạch 3 năm nhằm cắt giảm chi phí 2 tỷ USD, năm nay Nike cũng đã sa thải hơn 700 nhân viên tại trụ sở chính ở Oregon, tương đương khoảng 2% tổng lực lượng lao động toàn cầu. Động thái khiến một số nhà phân tích đặt câu hỏi rằng liệu Nike có lỡ cắt giảm cả những nhân sự chủ chốt và giàu kinh nghiệm hay không.

Trong một tuyên bố, Phil Knight, đồng sáng lập Nike, đã cảm ơn ông Donahoe vì suốt khoảng thời gian cống hiến, Ông Donahoe sẽ vẫn là cố vấn cho công ty cho đến tháng 1.

Đáp lại, ông Donahoe khẳng định bản thân rất trân trọng khoảng thời gian làm việc tại công ty và lưu ý rằng đúng là Nike cần một nhà lãnh đạo mới.

“Rõ ràng đã đến lúc phải thay đổi lãnh đạo và Elliott là người phù hợp”, ông nói trong một tuyên bố. “Tôi mong muốn được chứng kiến những thành công trong tương lai của Nike và Elliott”.

Theo: The NY Times, CNN

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Ngôi vương đổi chủ trong Top20 lợi nhuận 2024, mình tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'địch lại' nhóm ngân hàng

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank bất ngờ muốn chi gần 10.000 tỷ đồng để trở thành cổ đông của FPT LPBank bất ngờ muốn chuyển Trụ sở chính, sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng