CEO Techcombank: Ở tuổi 30, chúng tôi rất sẵn sàng để tiến xa hơn

“Chúng tôi rất sẵn sàng để tiến xa hơn nữa trên hành trình vượt trội cùng người dân Việt Nam, để có thể phục vụ được nhiều khách hàng hơn và trở thành đối tác đồng hành tài chính tin cậy hàng đầu”.

Năm 2023, Techcombank kỷ niệm 30 năm thành lập. Cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của Việt Nam theo định hướng kinh tế thị trường, Techcombank đã tạo nên nhiều dấu ấn thành tựu nổi bật và tăng trưởng phi thường trong ba thập kỷ qua.

Từ một ngân hàng được thành lập với mức vốn điều lệ khiêm tốn 20 tỷ đồng, đến nay Techcombank đã trở thành ngân hàng Top đầu tại Việt Nam.

Để đạt được thành tựu đó là kết quả của những quyết định táo bạo, những sáng kiến liên tục cùng nỗ lực không ngừng nghỉ của người Techcombank.

Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Jens Lottner, Tổng giám đốc ngân hàng về những khó khăn trải qua, những thành tựu đã đạt được và cả những chiến lược cho tương lai sắp tới của ngân hàng.

photo1597738270671-1597738270876665126246-5562.jpeg
Ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank.

Thách thức và cơ hội luôn song hành

Phóng viên: Năm 2023, Techcombank kỷ niệm 30 năm thành lập. Nếu để mô tả ngắn gọn, Techcombank của 30 năm trước và hiện thời khác nhau như thế nào, thưa ông?

Ông Jens Lottner: Techcombank đã trải qua một chặng đường 30 năm, từ một ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng, cơ cấu tổ chức tương đối khiêm tốn thành một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, với hơn 10 nghìn nhân viên phục vụ hơn 12 triệu khách hàng trên 46 tỉnh thành.

Hiện Techcombank đã vươn mình trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, đạt 5,3 tỷ USD vốn hóa, từ mức vốn hóa chỉ 1 triệu USD, là một trong những ngân hàng vốn hóa lớn nhất hệ thống.

Theo đó, có thể nói Techcombank ngày nay đã trở thành một phiên bản vượt trội so với thời điểm mới thành lập của 30 năm trước. Tuy nhiên, một điều không hề thay đổi chính là tinh thần thương hiệu Techcombank, với tiền tố - Tech [Công nghệ]. Chúng tôi luôn khao khát trở thành ngân hàng tiên phong trên hành trình chuyển đổi công nghệ và số hóa tại Việt Nam, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng và mọi người dân phát huy tiềm năng của họ và trở nên vượt trội hơn mỗi ngày.

Và như đã đề cập, tiền tố của Techcombank bắt đầu bằng "Tech - công nghệ". Một điều thú vị là những người sáng lập Ngân hàng Techcombank đều có nền tảng chuyên môn là kỹ sư công nghệ, hay chế tạo sản xuất, thay vì làm ngân hàng truyền thống. Chính vì vậy, các bạn có thể thấy cách làm ngân hàng của Techcombank luôn đột phá và khác biệt, luôn đi đầu về ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra những trải nghiệm vượt trội.

Và đây cũng là lý do, trong suốt suốt hành trình 30 năm hoạt động và phát triển, chúng tôi luôn tiên phong dẫn dắt chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi số của ngành ngân hàng. Ngay cả những thời điểm thách thức nhất của toàn ngành, như cú sốc tài chính toàn cầu hồi năm 2011-2013, hay bối cảnh khó khăn của của dịch bệnh covid 2020-2022, chi phí đầu tư cho công nghệ và con người của chúng tôi cũng chưa từng giảm.

Chính những kinh nghiệm quý báu tích lũy qua những ngày khó khăn đó đã tạo nên một Techcombank lớn mạnh như hiện tại, với nền tảng quản trị rủi ro chặt chẽ và bộ đệm vốn đứng đầu ngành. Chúng tôi luôn tâm niệm rằng, đích đến của ngày hôm nay chính là khởi đầu cho hành trình mới, vươn xa hơn. Vì vậy, chúng tôi luôn nỗ lực để vượt trội hơn mỗi ngày.

Phóng viên: Trở thành CEO ngoại dẫn dắt Techcombank trong bối cảnh rất nhiều thách thức bất ngờ xảy đến như đại dịch Covid và kinh tế giảm tốc, ông vẫn đặt tham vọng đưa Techcombank lọt top 10 ngân hàng Đông Nam Á. Với ông, nhiệm vụ đó sẽ giống như Die Hard – Đương đầu thử thách, hay Mission Impossible – Nhiệm vụ bất khả thi?

Ông Jens Lottner: Điều tích cực là những người hùng trong cả 2 bộ phim bạn đề cập đều giải quyết thành công nhiệm vụ đặt ra ở cuối phim [cười]. Đó cũng là điều mà chúng tôi đang hướng tới.

Tôi nghĩ rằng, ở một góc độ nào đó, những thử thách mà ngành tài chính ngân hàng, trong đó có Techcombank, đang trải qua hiện nay với trái phiếu, bất động sản…, đều đã từng diễn ra tại các quốc gia láng giềng như Malaysia, Thái Lan… Và khi có chính sách hỗ trợ cũng như quy định chặt chẽ hơn từ các chính phủ, các thị trường này đều cho thấy sự hồi phục.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã bắt đầu ấm trở lại, với nhu cầu mua trái phiếu tăng lên. Điều tích cực là các khách hàng cũng thận trọng hơn khi ra quyết định, thiên về các mã trái phiếu chất lượng tốt, được phát hành bởi những công ty uy tín, thay vì chạy theo lãi suất cao. Bảo hiểm bancassurance vẫn là một sản phẩm tốt, mang đến nhiều lợi ích bảo vệ cuộc sống cho người thực sự có nhu cầu, nên chúng tôi tin rằng sẽ dần hồi phục trở lại.

Quảng cáo

Phóng viên: Vẫn trong bối cảnh của những thách thức nói trên, ông đánh giá đâu là thành công lớn nhất trong nhiệm kỳ của mình sau 3 năm dẫn dắt Techcombank? Và đâu là bài toán thách thức nhất cần tập trung giải quyết trong thời gian tới?

Ông Jens Lottner: Tôi nghĩ rằng, bối cảnh nào, thời kỳ nào cũng đều có cả thách thức và cơ hội song hành. Một trong những thành công lớn nhất trong 3 năm qua của Techcombank là đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, chúng tôi đã có những khoản đầu tư rất lớn để tạo ra một ngân hàng khác biệt về số hóa, dựa trên 3 trụ cột “Nhân tài, Dữ liệu và Công nghệ”.

Về thách thức khách quan, chu kỳ ngắn hạn của nền kinh tế sẽ còn trải qua giai đoạn khó khăn, có thể kéo dài đến năm 2024. Điều quan trọng là Techcombank luôn kiên định với chiến lược của mình.

Chúng tôi cho rằng việc xây dựng một danh mục bất động sản lành mạnh là chiến lược đúng đắn, phát triển bancassurance là quan trọng, và thị trường vốn cần được xây dựng một cách lành mạnh. Về dài hạn, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến lược tập trung vào khách hàng, phát triển công nghệ trong những năm tới.

a45a7827-705.jpg
Ở tuổi 30, chúng tôi rất sẵn sàng để tiến xa hơn nữa trên hành trình vượt trội cùng người dân Việt Nam

Techcombank đang ở thời điểm vô cùng quan trọng

Phóng viên: Như chia sẻ của ông trong đại hội thường niên 2023, Techcombank sẽ ưu tiên vào mảng bán lẻ và giảm sự phụ thuộc vào các khách hàng doanh nghiệp lớn. Nhưng trong báo cáo tài chính của Techcombank năm nay, tỷ trọng cho vay của các khách hàng cá nhân đã giảm tương đối nhiều so với cuối năm 2022, trong khi cho vay bất động sản và doanh nghiệp đang tăng lên. Liệu có sự khác biệt nào so với tuyên bố ở ĐHCĐ hay không, thưa ông?

Ông Jens Lottner: Chiến lược của Techcombank chưa từng thay đổi, luôn tập trung ưu tiên cho mảng ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh cần bắt kịp và song hành cùng diễn biến thị trường, được chúng tôi thực hiện với các báo cáo phân tích hàng quý.

Ở khoảng thời gian đặc biệt này, chúng tôi có thể vẫn cần mở rộng đối với mảng doanh nghiệp, bởi đó là lựa chọn ít rủi ro hơn. Nhưng khi thị trường thay đổi, chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh phù hợp ở mảng bán lẻ cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Điều này chỉ là vấn đề thời gian.

Phóng viên: Tại AGM 2023, Chủ tịch Techcombank hé lộ đây có thể là năm cuối cùng trong hành trình 10 năm Techcombank không chia cổ tức bằng tiền mặt. Tới thời điểm này, có thể coi đây là một lời khẳng định của Ban lãnh đạo ngân hàng chưa, thưa ông?

Ông Jens Lottner: Với mỗi chính sách đưa ra, chúng tôi luôn xem xét tối ưu hóa nguồn vốn, và cân nhắc triển khai trên lộ trình dài hạn. Một trong những yếu tố quan trọng mà Techcombank hướng đến là duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức 15%, vì sự phát triển bền vững. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng, ngân hàng sẽ duy trì đà tăng trưởng ở mức 20% trong tương lai. Và chúng tôi đã thực thi rất tốt cho đến nay, thông qua lợi nhuận giữ lại.

Khi công bố lộ trình 10 năm không trả cổ tức tiền mặt vào năm 2013, Techcombank ở một quy mô rất khác so với hiện nay. Khi xem xét kế hoạch và một số thay đổi trong các quy định sắp tới, chúng tôi tự tin có thể duy trì được đà tăng trưởng 20%, và vẫn giữ an toàn vốn (CAR) ở mức 15%, ngay cả khi thực hiện chi trả cổ tức.

Chúng tôi cũng xem xét chính sách này theo hướng dài hạn, với câu hỏi “liệu có thể duy trì chính sách chi trả cổ tức trong 5 năm đến 10 năm tới hay không?” Và đó là điều chúng tôi hiện tại đang cân nhắc. Như tôi đã nói, ở quy mô hiện tại và tiềm năng lợi nhuận của ngân hàng, kế hoạch này là khả thi.

Phóng viên: Techcombank là ngân hàng tư nhân Việt Nam duy nhất có tên trong Top 200 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu, “Top 1 ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam”. Đâu là bí kíp thành công của Techcombank, thưa ông?

Ông Jens Lottner: Tôi nghĩ thành tựu về giá trị thương hiệu đã phản ánh tư duy của chiến lược khách hàng là trọng tâm, và nỗ lực tạo ra những sản phẩm có giá trị cho khách hàng. Điều này được thấm nhuần qua mọi hoạt động của ngân hàng, từ marketing cho đến hoạt động kinh doanh. Thương hiệu là cảm nhận của người dùng, và trải nghiệm của khách hàng với chúng tôi chính là thước đo cho cảm nhận đó.

Có một câu nói rằng, “1 triệu USD đầu tiên luôn là mục tiêu khó nhất”. Bởi chặng đường xây dựng và phát triển một ngân hàng từ điểm sơ khởi với 20 tỷ VNĐ vốn điều lệ, tới một thương hiệu ngân hàng tư nhân đứng đầu trên khuôn viên tòa nhà văn phòng vượt trội mà hôm nay chúng ta đang trải nghiệm, là điều không hề dễ dàng. Nhờ năng lực số hóa, chúng tôi có thể kiến tạo sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng, với chi phí vô cùng thấp, mà vẫn đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

Ở tuổi 30, chúng tôi rất sẵn sàng để tiến xa hơn nữa trên hành trình vượt trội cùng người dân Việt Nam, để có thể phục vụ được nhiều khách hàng hơn và trở thành đối tác đồng hành tài chính tin cậy hàng đầu. Techcombank đang ở thời điểm vô cùng quan trọng, để tiếp tục dẫn bước tiên phong chuyển đổi cách làm của ngành tài chính ngân hàng, vì mục tiêu phát triển bền vững.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Thế Giới Di Động sẽ hưởng lợi lớn từ việc truy thu thuế kinh doanh online?

DSC cho rằng, việc truy thu thuế từ hoạt động kinh doanh online sẽ tạo sân chơi công bằng hơn, khi Thế Giới Di Động sẽ không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh không công bằng từ các đối thủ kinh doanh online.

Lãnh đạo cấp cao tại Thế giới Di động hoàn tất bán ra cổ phiếu MWG, thu về hàng chục tỷ đồng “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, nợ xấu tăng hơn 50%

BacABank (BAB) báo lãi 650,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Đáng chú ý, nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng 50% so với đầu năm lên hơn 1.375 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm hơn 58,6%, …

BAC A BANK giành giải "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2023" Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) khai trương Chi nhánh Cà Mau

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ