Châu Âu và Mỹ lo ngại khi hàng Trung Quốc giá rẻ bán mạnh ra thị trường thế giới

Theo số liệu của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UN), Trung Quốc hiện đang sản xuất khoảng 30% tổng hàng hóa của thế giới, tỷ trọng cao hơn so với Mỹ, Đức, Nhật và Hàn Quốc cộng lại, .

Châu Âu và Mỹ lo ngại khi hàng Trung Quốc giá rẻ bán mạnh ra thị trường thế giới

Xuất khẩu của các nhà máy tại Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh hơn so với kỳ vọng, điều này đe dọa ảnh hưởng đến thị trường việc làm tại nhiều nước và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế mới đang ở giai đoạn ban đầu.

Từ thép cho đến ô tô hay các sản phẩm điện tử tiêu dùng hoặc tấm pin năng lượng mặt trời, các nhà máy của Trung Quốc đang tìm kiếm thêm được người mua ở nước ngoài. Tuy nhiên, điều này đang khiến giới chức nhiều nước, đặc biệt tại châu Âu, lo lắng.

Vào tuần trước, chính phủ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) công bố chuẩn bị sẽ thay đổi mức thuế quan với tất cả các loại ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc bởi lo ngại phía một số cơ quan chính phủ Trung Quốc trợ cấp cho việc sản xuất sản phẩm này. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này.

Mức thuế cụ thể chưa được công bố cho đến mùa hè năm nay, tuy nhiên nó sẽ được áp dụng cho bất kỳ ô tô điện nào nhập khẩu vào EU từ ngày 7/3/2024.

Trong chuyến thăm đến Bắc Kinh vào tháng 12/2023, người đứng đầu một số nước châu Âu cảnh báo rằng Trung Quốc đang cố gắng bù đắp cho cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản bằng cách xây dựng thêm nhiều nhà máy hơn so với nhu cầu thực tế.

Quảng cáo

Theo số liệu của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UN), Trung Quốc hiện đang sản xuất khoảng 30% tổng hàng hóa của thế giới, tỷ trọng cao hơn so với Mỹ, Đức, Nhật và Hàn Quốc cộng lại .

Trước đó, EU đã hạn chế nhập khẩu tuabin gió cũng như tấm pin mặt trời từ Trung Quốc. Tháng 9/2023, Ấn Độ thông báo sẽ áp dụng thuế trên diện rộng với hàng hóa từ Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ trong khi đó thường xuyên phàn nàn về việc phía Trung Quốc chỉ muốn xuất khẩu thật nhiều trong khi nhập khẩu lại rất ít.

Trong hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Trung Quốc, tính theo giá trị đồng USD, tăng đến 7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên cùng lúc đó, giá cả của nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc giảm bởi tình trạng sản xuất dư thừa tại Trung Quốc. Điều đó cũng đồng nghĩa khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên và cùng lúc thị phần của Trung Quốc trong tổng quy mô ngành sản xuất toàn cầu tăng nhanh hơn nữa.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm được nhiều cách để né thuế. Nhiều linh kiện, phụ kiện của Trung Quốc đi vòng vào những nước như Malaysia hay Mexico. Những nước này sản xuất sản phẩm cuối cùng, kết quả các sản phẩm đó mang xuất xứ của nước đó chứ không phải Trung Quốc. Hàng này được bán vào Mỹ hoặc EU mà không phải chịu thuế hoặc thuế rất thấp.

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai vào tuần trước đã cảnh báo về tình trạng này. Bà cho biết nước Mỹ có thể siết chặt về nguồn gốc của linh kiện sản phẩm, đặc biệt với sản phẩm ô tô. Quan điểm này cũng tương đồng với quan điểm của ông Robert E. Lighthizer, người từng làm đại diện thương mại cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và hiện giờ đang làm tư vấn thương mại cấp cao cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Donald Trump.

Châu Âu sẽ sớm đánh thuế với hàng nhập khẩu từ khắp các nước trên thế giới dựa trên mức độ phát thải các bon trong quá trình sản xuất sản phẩm đó.

Theo NyTimes,CNBC

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý