Chính thức khởi động cuộc chiến chống độc quyền lớn chưa từng có giữa chính quyền Mỹ và "gã khổng lồ" Amazon

Hồ sơ vụ kiện Amazon của FTC và 17 bang tại Mỹ dài 172 trang, trong đó phía nguyên đơn cáo buộc Amazon độc quyền bán lẻ trực tuyến thông qua việc làm khó các nhà kinh doanh và luôn ưu tiên cho dịch vụ riêng của hãng.

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và chính quyền 17 bang khác đã kiện Amazon trong ngày 26/9 (theo giờ Mỹ). Như vậy, cuộc chiến chống độc quyền chống lại doanh nghiệp hàng đầu về thương mại điện tử tại Mỹ chính thức được khởi động.

Amazon là nền tảng mua sắm trực tuyến rất phổ biến với người Mỹ, là nơi người Mỹ mua sắm rất nhiều thứ, từ giấy toilet cho đến hàng điện tử trực tuyến.

Tính từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, đây là thách thức lớn nhất từ phía chính quyền mà Amazon phải đương đầu. Hồ sơ vụ kiện Amazon của FTC và 17 bang tại Mỹ dài 172 trang, trong đó phía nguyên đơn cáo buộc Amazon độc quyền bán lẻ trực tuyến thông qua việc làm khó các nhà kinh doanh và luôn ưu tiên cho dịch vụ riêng của hãng.

Đối với người tiêu dùng, Amazon được cho là mang đến giá cả cao giả tạo khi mà nhiều nhà buôn bị cấm bán sản phẩm của họ với giá thấp hơn trên các kênh thương mại điện tử khác, đồng thời Amazon luôn ưu tiên cho sản phẩm do chính Amazon cung cấp trên các công cụ tìm kiếm hoặc các quảng cáo trực tuyến. Chiến lược của Amazon khiến cho các đối thủ gần như không thể cạnh tranh, nội dung của cáo buộc nhấn mạnh vấn đề này.

“Chỉ riêng một doanh nghiệp là Amazon đã thâu tóm kiểm soát phần lớn ngành kinh tế bán lẻ. Amazon tận dụng lợi thế độc quyền theo hướng làm giàu cho Amazon nhưng gây tổn hại đến khách hàng của họ bao gồm hàng chục triệu hộ gia đình thường xuyên mua sắm trên các trang trực tuyến của Amazon và hàng trăm nghìn doanh nghiệp phụ thuộc vào Amazon để có thể tiếp cận được với khách hàng”, hồ sơ vụ kiện Amazon nhấn mạnh.

Sau nhiều năm hứng chịu các chỉ trích, cuối cùng doanh nghiệp 1,3 nghìn tỷ USD này đã chính thức bị kiện.

Amazon được sáng lập bởi ông Jeff Bezos vào năm 1994, ban đầu chỉ từ một doanh nghiệp bán sách trực tuyến đã phát triển thành một doanh nghiệp đa ngành với trọng tâm chính là bán lẻ, ngoài ra có phim ảnh và cung cấp nền tảng Internet.

Phần lớn “quyền lực” của Amazon đến từ không gian mạng, Amazon bán đủ chủng loại mặt hàng với tốc độ vận chuyển vô cùng nhanh. Tầm ảnh hưởng của Amazon trên không gian mạng đã định hình lại cuộc sống của hàng triệu nhà kinh doanh trên khắp thế giới, Amazon đã đặt ra tiêu chuẩn làm việc cho hơn 1 triệu người lao động ngành kho bãi tại Mỹ và khiến cho dịch vụ bưu chính của Mỹ phải làm việc trong ngày Chủ Nhật.

Quảng cáo

Amazon cho đến nay đã bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến vụ kiện. Amazon hiện là doanh nghiệp lớn nhất bị chính phủ Mỹ kiện liên quan đến các yếu tố độc quyền. Cùng lúc đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã bước vào tuần thứ 3 của vụ kiện chống lại Google vì quyền lực cảnh hưởng quá lớn của hãng lên công cụ tìm kiếm trực tuyến.

FTC đồng thời cũng kiện Meta - doanh nghiệp sở hữu ứng dụng Instagram, Facebook và WhatsApp. Các thành viên Quốc hội Mỹ đang cân nhắc đến luật nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh phổ biến nhất của nhóm doanh nghiệp công nghệ hàng đầu nước Mỹ.

Vụ kiện mới nhất của chính quyền Mỹ đưa Amazon vào vị thế đối đầu trực diện với bà Lina Khan, Chủ tịch FTC trong diễn biến đã được dự báo từ lâu. Bà Khan trước đây là sinh viên trường luật Yale.

Trong quá trình học tập tại đây, bà công bố báo cáo nghiên cứu nhấn mạnh rằng luật chống độc quyền của Mỹ đã không thể ngăn được Amazon thâu tóm quyền lực để tác động đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các nhà cung cấp. Báo cáo nghiên cứu này nhấn mạnh đến việc liệu luật chống độc quyền của Mỹ cần phải hiện đại hóa để có thể "kiềm chế" được các doanh nghiệp công nghệ lớn.

Trong tuyên bố mới nhất của mình trước công chúng, Phó Chủ tịch Amazon – ông David Zapolsky khẳng định FTC sai cả về thông tin cũng như luật pháp. Ông nói rằng với động thái mới nhất, FTC đang rời xa mục tiêu chính là bảo vệ cho người tiêu dùng và cạnh tranh trên thị trường.

FTC đã yêu cầu tòa án đưa ra phán quyết chặn Amazon thực hiện các hành vi trái pháp luật, đồng thời cũng nói đến khả năng sẽ yêu cầu Amazon phải thay đổi về cấu trúc.

Tuy nhiên FTC lại không nêu ra ra được biện pháp nào có thể làm giảm sự thống trị của Amazon trên thị trường bán lẻ trực tuyến, ví như việc ép doanh nghiệp này chia nhỏ hoạt động kinh doanh. FTC có thể sẽ có thể hành động cụ thể hơn nếu chứng minh được Amazon vi phạm pháp luật.

Trong hồ sơ vụ kiện, FTC nói đến việc Amazon lạm dụng công cụ bán hàng có tên “Buy Box”, theo đó, khách hàng sẽ lựa chọn “mua ngay” hoặc “bỏ vào giỏ hàng”.

Nếu Amazon biết được một nhà buôn có sản phẩm khác được bán với giá thấp ở nơi nào đó, Amazon lập tức sẽ loại bỏ hai tính năng này với hàng hóa của nhà buôn đó và sau đó thay bằng những ngôn từ kém hấp dẫn hơn nhằm ngăn cản người mua hàng.

Amazon cũng biết rõ rằng doanh số của bên bán hàng sẽ giảm rất sâu nếu khách hàng không còn nhìn thấy “Buy Box” nữa. Để có thể tồn tại trên Amazon, bên bán hàng buộc phải giữ giá bán ở các trang thương mại điện tử khác cao hơn so với giá trên Amazon.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"