Chọn lối riêng để thành công

"Về công nghệ, chúng ta đi sau các nước phát triển một khoảng cách khá xa, thế nhưng nếu đi thẳng vào chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, blockchain, xe ô tô tự lái... - những công nghệ mới nhất, thì khi ấy tất cả các quốc gia đều cùng ở vạch xuất p

Chọn lối riêng để thành công

Trong năm vừa qua, FPT đã có nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt phải kể đến việc xuất khẩu phần mềm cán mốc 1 tỷ USD doanh thu. Quá trình chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghệ đã tạo ra áp lực và cơ hội cho FPT như thế nào?

Chuyển đối số và cách mạng công nghiệp đã tạo ra nhu cầu nguồn lực ở quy mô lớn trên toàn cầu, thêm nữa trong giai đoạn kinh tế thế giới gặp khó khăn, người ta càng phải cắt giảm chi phí, vì vậy họ phải tìm cách đầu tư cho công nghệ thông tin và phần mềm nhiều hơn, không những thế các nước Âu, Mỹ, Nhật Bản có xu hướng tìm kiếm nguồn lực có chi phí thấp hơn ở các nước đang phát triển.

Thực tế này mang đến cơ hội lớn cho FPT Software và các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Những năm gần đây, Việt Nam trở thành địa chỉ tương đối có uy tín để làm phần mềm, vì vậy các khách hàng tìm đến Việt Nam càng nhiều hơn.

Doanh thu xuất khẩu phần mềm của FPT Software năm nay lên 1 tỷ USD, trên thế giới số doanh nghiệp phần mềm có quy mô trên 1 tỷ USD không nhiều. Chính vì vậy cơ hội của FPT sẽ lớn hơn và cơ hội để có những hợp đồng lớn hàng trăm triệu USD cũng lớn hơn trước.

Thêm nữa, về công nghệ, chúng ta đi sau các nước phát triển một khoảng cách khá xa, thậm chí đi sau cả những nước đã bước vào lĩnh vực phần mềm sớm hơn chúng ta như Ấn Độ, Rumania, Brazil, Argentina hay một số nước khác. Thế nhưng nếu chúng ta đi thẳng vào chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, blockchain, xe ô tô tự lái... - những công nghệ mới nhất, thì khi ấy tất cả các quốc gia đều cùng ở vạch xuất phát.

Người Việt Nam chúng ta có sở trường về Toán, mà Toán chính là nền tảng để làm trí tuệ nhân tạo. Người Việt Nam có ưu điểm là học công nghệ mới rất nhanh. Hai điểm này đã làm cho khoảng cách về công nghệ giữa Việt Nam và các nước phát triển thu hẹp lại và khoảng cách với các nước cạnh tranh với Việt Nam được “san lấp”.

Tuy có cơ hội lớn, nhưng FPT cũng đối diện với nhiều thách thức. Thách thức đầu tiên là khi cơ hội nhiều lên, công việc nhiều lên thì nhu cầu về nhân lực cũng lớn hơn, trong đó có cả nguồn lực cao cấp. FPT không những phải tìm kiếm nguồn lực ở Việt Nam mà còn phải tìm kiếm nguồn lực từ nhiều quốc gia khác.

Thách thức thứ hai là khi thực hiện những hợp đồng lớn, những hợp đồng có giá trị vài trăm triệu USD thì cần năng lực tổ chức và quản trị tốt hơn.

Thách thức thứ ba là FPT cần làm ra những sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn, đặc biệt, phải có những sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp thế giới mới đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.

Ở những nơi như Thung lũng Silicon có rất nhiều người Việt đang làm việc, tỷ lệ người Việt làm việc tại doanh nghiệp công nghệ lớn của thế giới cũng khá cao so với nhiều nước Đông Nam Á khác, vậy tại sao Việt Nam lại chưa có nhiều những doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ thế giới?

Việc ở Thung lũng Silicon, tỷ lệ người Việt đang làm việc ở các công ty công nghệ lớn toàn cầu cao hơn so với nhiều nước Đông Nam Á khác phải hiểu như sau. Đầu tiên là số lượng người Việt Nam ở Mỹ nhiều hơn so với các nước Đông Nam Á khác, đây là vấn đề của lịch sử, người Việt Nam sang Mỹ định cư khá nhiều trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Số người Việt ở Mỹ lớn hơn các nước ASEAN khác nên tỷ lệ người Việt làm việc ở thung lũng Silicon đông hơn là điều đương nhiên. Thứ hai, có vẻ tố chất của người Việt Nam chúng ta phù hợp với làm công nghệ hơn làm thương mại và quản lý.

Quảng cáo
docaobao3-1954-5381.jpg
Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên sáng lập FPT

Thực ra ngay ở Đông Nam Á, cũng không có nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn, các nước khác cũng giống như Việt Nam. Trong cuốn “Những bố già châu Á” của Joe Studwell, ông có nói một ý rất đáng suy nghĩ là ở Đông Nam Á không có các doanh nghiệp có thương hiệu lớn ở quy mô toàn cầu. Vậy phải chăng đây là điểm yếu cố hữu của các nước Đông Nam Á.

Nếu nhìn riêng góc độ công nghệ, trong Đông Nam Á, Việt Nam có thể coi là khá chứ không tệ. Viettel có thể coi như doanh nghiệp viễn thông đứng đầu Đông Nam Á, thực sự là niềm tự hào của người Việt, trong nhiều năm qua chưa có doanh nghiệp viễn thông nào ở Đông Nam Á vượt được Viettel.

Về phần mềm, có thể nói FPT là công ty đứng đầu ở Đông Nam Á, không những chỉ về quy mô mà còn về mức độ toàn cầu hóa, với sự có mặt ở 30 quốc gia. Như vậy so với Đông Nam Á, Việt Nam cũng không tệ. Tuy nhiên so với thế giới, chúng ta cần phải nỗ lực rất nhiều, bởi chúng ta vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp lớn tầm cỡ toàn cầu.

Có thể lý giải điều này bằng vài lý do:

Đầu tiên, cần phải xét đến quy mô thị trường. Mỹ là nền kinh tế số 1 thế giới với GDP lên đến 27.000 tỷ USD, dân số 330 triệu người; Trung Quốc là nền kinh tế số 2 thế giới với GDP cỡ 17.700 tỷ USD, dân số trên 1,4 tỷ người; Nhật Bản có GDP 4.230 tỷ USD, dân số 123 triệu; Ấn Độ có GDP 3.720 tỷ USD, dân số trên 1,4 tỷ người (Việt Nam GDP 430 tỷ, dân số 100 triệu).

Như vậy, về quy mô thị trường Mỹ lớn gấp 62 lần Việt Nam, thị trường Trung Quốc lớn gấp 41 lần Việt Nam, thị trường Nhật Bản lớn gấp 10 lần Việt Nam, còn Ấn Độ lớn gấp 8,6 lần Việt Nam.

Có quy luật, mỗi sản phẩm công nghệ làm ra, đầu tiên nó phải chiếm lĩnh thị trường nội địa, làm chủ thị trường nội địa rồi mới tiến ra nước ngoài, phát triển thị trường quốc tế. Với quy luật ấy, các doanh nghiệp công nghệ lớn nhất thế giới đều tập trung ở Mỹ, sau đó đến Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ có 3-4 công ty phần mềm lớn (do nhân lực phần mềm khổng lồ). Ngay cả các nước châu Âu rất giàu có, rất giỏi nhưng về công nghệ, phần mềm cũng chỉ có SAP của Đức có tên tuổi.

Tóm lại, trong lĩnh vực công nghệ, các doanh nghiệp lớn nhất, mạnh nhất, tập trung chủ yếu ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản - những thị trường có quy mô lớn, giàu có.

Vậy với các nước có quy mô thị trường nhỏ, kinh tế chưa phát triển thì làm cách nào để có những doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ thế giới, thưa ông?

FPT chúng tôi đã chọn con đường ngược lại, phát triển đến một mức độ nào đó thì phải vươn ra thế giới trước. FPT Software tiến ra nước ngoài từ năm 1998, khi quy mô chỉ có 16 người và chính thị trường Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và một số nước khác đã đưa quy mô của FPT Software lên 1 tỷ USD doanh số, 28.000 nhân viên.

Tôi tin rằng ngày FPT Software lên quy mô 10 tỷ USD doanh số không xa nữa, khi ấy chúng ta ít nhất có một doanh nghiệp công nghệ lớn. Tôi mong rằng ngoài FPT sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác ra nước ngoài để chúng ta có thêm nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn.

Cám ơn những chia sẻ của ông!

Theo Theo Ấn phẩm Sức mạnh nội lực Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu "họ" Viettel hết thời đi ngược thị trường, VGI và VTP rủ nhau “nằm sàn”

Nếu như cách đây hơn một tháng, ngay cả khi VN-Index giảm hàng chục điểm, nhóm cổ phiếu "họ" Viettel vẫn bứt phá mạnh và tiếp tục phá đỉnh lịch sử thì nay nhóm cổ phiếu này lại giảm mạnh hơn thị trường chung.

Viettel Post (VTP) chào sàn HoSE ngày 12/3, giá tham chiếu 65.400 đồng/cổ phiếu Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023

Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ SMS sang Sacombank Pay đối với khách hàng cá nhân

Từ ngày 1/8/2024, Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ, thông báo SMS sang Sacombank Pay đối với khách hàng cá nhân, chủ yếu là các dịch vụ đóng/mở khóa thẻ, đăng ký trả góp 0% và các thông báo như gia hạn thẻ, thông báo giao dịch bị lỗi, quà tặng điện tử.

Sacombank được bình chọn là Ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả? Hoàn/tặng tiền khi chi tiêu du lịch, giải trí qua Sacombank Pay

Con gái chủ tịch Phát Đạt (PDR) không bán cổ phiếu như đã đăng ký

Bà Nguyễn Thị Minh Thư, con gái ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt không bán cổ phiếu PDR nào trên tổng số gần 1,1 triệu cổ phiếu đã đăng ký trước đó.

Phát Đạt (PDR) muốn kiếm 1.340 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp, bằng 1/3 giá trên sàn Phát Đạt đưa dư nợ trái phiếu về 0

Tập đoàn Cao su ước lãi trước thuế quý II tăng 27%

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR) dự kiến doanh thu quý II đạt 5.507 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 1.131 tỷ đồng, tăng 29% và 27% so với cùng kỳ 2023.

Thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng đẩy giá cao su tự nhiên tăng cao Giá cao su thế giới tăng 9 phiên liên tiếp đạt “đỉnh” 13 năm