Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau loạt diễn biến mới

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ gia tăng lại khiến nhà đầu tư chứng khoán lạc quan vào khả năng FED hạ lãi suất sớm hơn so với tính toán trước đây.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau loạt diễn biến mới

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên ngày thứ Hai (ngày 6/5). Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ kỳ vọng nhiều hơn vào khả năng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 176,59 điểm tương đương 0,46% lên 38.852,27 điểm. Đây là phiên tăng điểm mạnh thứ 4 liên tiếp của chỉ số này. Chỉ số S&P 500 tăng 1,03% lên 5.180,74 điểm.

Số liệu mới công bố vào ngày thứ Sáu tuần trước (ngày 3/5) cho thấy, số lượng việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ thấp hơn so với kỳ vọng.

Cùng lúc đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ gia tăng, diễn biến này khiến nhà đầu tư bớt lo lắng về khả năng nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.

Khi mà khoảng thời gian cao điểm của công bố lợi nhuận doanh nghiệp quý I/2024 qua đi, nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh trong tuần này, trong đó có bao gồm nhiều tên tuổi lớn như Disney hay Uber.

Quảng cáo

Vào ngày thứ Bảy vừa qua, Tập đoàn Berkshire Hathaway công bố lợi nhuận hoạt động tăng vọt so với cùng kỳ năm trước, mức tăng lên đến 40%.

Cổ phiếu Micron tăng 4,7% sau khi Baird nâng xếp hạng cổ phiếu lên ngưỡng “tích cực” từ ngưỡng trung lập, đồng thời khẳng định triển vọng của doanh nghiệp sản xuất chip này thời gian tới rất sáng.

Trong khi đó, cổ phiếu hãng hàng không American Airlines và Super Micro Computer tăng mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500.

Triển vọng của nhóm doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tiêu dùng tại Mỹ được đánh giá rất “sáng”. Theo nhà phân tích tại Công ty môi giới Edward Jones, Brittany Quatrochi, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy người tiêu dùng hạn chế chi tiêu.

Sức ép lạm phát đã tác động đến nhiều người nhưng thị trường việc làm vẫn ổn định, giúp người tiêu dùng vẫn cảm thấy thoải mái khi tiếp tục chi tiêu.

Cùng với khả năng cắt giảm việc làm, những người được hỏi cũng cho biết thói quen mua sắm đang thay đổi. Việc người tiêu dùng vẫn duy trì khả năng chi tiêu là điều có lợi cho các nhà bán lẻ như Amazon.com Inc. và Walmart Inc.

Tuy nhiên, khi người Mỹ vẫn muốn săn các món hời, cứ 5 người tham gia khảo sát thì có 4 người cho rằng hầu hết các công ty sản xuất hàng tiêu dùng sẽ duy trì lợi nhuận bằng việc cắt giảm nhân công hay cắt giảm chi phí, thay vì tăng giá bán.

Tổng hợp từ CNBC

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nguy cơ khủng hoảng đồng euro đang gia tăng?

Có một góc nhìn cho thấy khu vực đồng euro hiện đang giống như một khu rừng nơi có những đống bùi nhùi khô chất đống và người dân địa phương hầu như không làm gì để thay đổi hiện trạng mà chỉ đứng nhìn, nhưng họ cũng biết sẽ thật ngu ngốc nếu ném que diêm

Rủi ro khủng hoảng tăng cao khi diễn biến toàn cầu có quá nhiều bất lợi "Chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở thì chưa giải quyết được khủng hoảng trên thị trường bất động sản"

Chứng khoán Mỹ khép lại tuần tăng điểm mạnh

Khi mà thị trường lao động vẫn tiếp tục vững vàng, phố Wall dường như đang hướng nhiều hơn đến quan điểm cho rằng kinh tế đủ mạnh mà không cần đến sự hỗ trợ của lãi suất.

NHTW Trung Quốc dừng mua vàng, chấm dứt chuỗi 18 tháng mua liên tục, giá vàng lập tức giảm Động thái từ Trung Quốc và Mỹ khiến giá vàng thế giới sụt mạnh nhất 3 năm

Đúng như dự đoán, ECB giảm lãi suất 25 điểm cơ bản lần đầu tiên kể từ năm 2019

Hôm nay, ngày 6/6/2024, Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giảm 25 điểm cơ bản cho 3 mức lãi suất chủ chốt: lãi suất đối với các hoạt động tái cấp vốn, lãi suất đối với cơ sở cho vay cận biên và lãi suất tiền gửi xuống lần

Số liệu mới về lạm phát tháng 4 của Mỹ càng củng cố thêm lập trường về lãi suất của FED Ngược dòng số đông, chuyên gia tại Standard Chartered nhận định Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng sau Lãi suất liên ngân hàng tăng có tác động khá hạn chế tới các ngân hàng