Chuyên gia cảnh báo gánh nặng nợ nần đang phủ bóng đen lên một số quốc gia trong thập kỷ tới

Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ sẽ kéo dài suốt 10 năm tới, nhà kinh tế học Arthur Laffer nhận định.

Chuyên gia cảnh báo gánh nặng nợ nần đang phủ bóng đen lên một số quốc gia trong thập kỷ tới

Nhà kinh tế học Arthur Laffer cảnh báo rằng thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ sẽ kéo dài 10 năm tới và kết thúc sẽ không tốt đẹp.

Lời cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh khoản vay toàn cầu đạt kỷ lục 307,4 nghìn tỷ USD vào tháng 9 năm ngoái.

Cả các quốc gia có thu nhập cao cũng như các thị trường mới nổi đều chứng kiến các khoản nợ gia tăng đáng kể. Các khoản nợ đã tăng thêm 100 nghìn tỷ USD so với một thập kỷ trước, một phần do lãi suất cao.

“Tôi dự đoán 10 năm tới sẽ là thập kỷ nợ nần. Nợ toàn cầu đang lên đến đỉnh điểm. Nó sẽ không có kết thúc tốt đẹp,” vị chuyên gia nói với CNBC.

Là một phần của GDP toàn cầu, nợ đã tăng lên 336%. Để so sánh, tỷ lệ nợ trên GDP trung bình đối với các nền kinh tế phát triển là 110% và đối với các nền kinh tế mới nổi là 35% vào năm 2012. Theo báo cáo giám sát nợ toàn cầu gần đây nhất của Viện Tài chính Quốc tế, con số này là 334% trong quý 4/2022.

Quảng cáo

Để thanh toán nợ, ước tính khoảng 100 quốc gia sẽ phải cắt giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng xã hội quan trọng, bao gồm y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội.

Laffer cho biết, những quốc gia cố gắng cải thiện tình hình tài chính của mình có thể được hưởng lợi bằng cách thu hút lao động, vốn và đầu tư từ nước ngoài, trong khi những nước không làm được điều đó có thể mất đi nhân tài, doanh thu, và hơn thế nữa.

“Một số quốc gia lớn hơn không giải quyết nổi vấn đề nợ của mình sẽ chết dần chết mòn về tài chính,” nhà kinh tế học dự đoán. Ông cũng nói thêm rằng một số nền kinh tế mới nổi “có thể sẽ phá sản”.

Các thị trường lớn như Mỹ, Anh, Nhật Bản và Pháp chiếm hơn 80% tổng số nợ trong nửa đầu năm ngoái. Trong khi ở các thị trường mới nổi, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil cũng chứng kiến mức tăng rõ rệt nhất.

Ông Laffer cảnh báo rằng trả nợ sẽ khó khăn hơn khi dân số ở các nước phát triển tiếp tục già đi và lực lượng lao động ngày càng khan hiếm.

“Có hai cách chính để giải quyết vấn đề này: tăng thuế hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tốc độ nợ”, ông nhận định.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý