'Cơn gió lớn' từ Trung Quốc quá hấp dẫn, Nhật Bản tìm cách thu hút với kỳ vọng tạo tác động tích cực cho nền kinh tế

Nhiều người cho rằng sẽ có một lượng lớn du khách Trung Quốc đến Nhật Bản trong thời gian này.

'Cơn gió lớn' từ Trung Quốc quá hấp dẫn, Nhật Bản tìm cách thu hút với kỳ vọng tạo tác động tích cực cho nền kinh tế

Làn sóng khách du lịch Trung Quốc tới Nhật Bản

South China Morning Post (SCMP) đưa tin, lĩnh vực du lịch và bán lẻ của Nhật Bản đang được dự đoán sẽ đón một “cơn gió lớn” từ làn sóng du khách Trung Quốc trong “tuần lễ vàng” - kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 8 ngày, bao gồm cả ngày cuối tuần.

Đây là kỳ nghỉ lễ dài đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh nới lỏng việc đi lại đối với các nhóm du lịch nước ngoài. Nhiều người cho rằng sẽ có một lượng lớn du khách Trung Quốc đến Nhật Bản dù số người đến và chi tiêu sẽ không thể ngay lập tức trở lại mức trước đại dịch.

SCMP viết, đã có 31 triệu du khách nước ngoài đến thăm Nhật Bản vào năm 2019 - một con số kỷ lục, bao gồm khoảng 9,6 triệu người Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản từng đặt mục tiêu đón 40 triệu lượt khách vào năm 2020, khi Thế vận hội Olympic Tokyo dự kiến được tổ chức. Tuy nhiên, đại dịch Covid đã làm tan vỡ hy vọng khi chỉ có 3,17 triệu lượt khách đến vào năm đó và chỉ 245.900 người vào năm 2021.

screenshot-2023-10-03-170148-5461.png

Các con số đã phục hồi vào năm ngoái khi nhiều hạn chế bắt đầu được dỡ bỏ. Hãng du lịch nội địa JTB Corp hiện dự đoán lượng khách đến sẽ phục hồi lên hơn 21 triệu vào năm 2023, với 15,2 triệu du khách đã được ghi nhận tính đến cuối tháng 8.

Các nhà phân tích cho biết, không rõ có bao nhiêu trong số đó sẽ đến từ Trung Quốc, nhưng việc dỡ bỏ lệnh cấm đối với các nhóm du lịch vào tháng 8 chắc chắn là một yếu tố tích cực.

Tăng cường thu hút khách du lịch Trung Quốc

Quảng cáo

Roy Larke, giảng viên marketing cấp cao tại Đại học Waikato, New Zealand, đồng thời là chuyên gia về ngành bán lẻ, hành vi người tiêu dùng ở Nhật Bản cho biết: “Điều này sẽ có tác động lớn. Chúng tôi kỳ vọng khách du lịch Trung Quốc sẽ thúc đẩy lĩnh vực bán lẻ cho đến Giáng sinh và năm mới, sau đó là đến Tết Nguyên đán năm sau”.

Siêu thị bách hóa được dự báo sẽ là đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc, tiếp theo là các cửa hàng thời trang và dược phẩm.

Theo Hiệp hội Cửa hàng Bách hóa Nhật Bản, lượng khách du lịch trong tháng 8 đã tăng phi mã 1.000% so với cùng kỳ năm ngoái, với lượng khách hàng Trung Quốc đông hơn lượng khách đến từ Hàn Quốc và Mỹ.

Doanh thu trung bình là 101.000 yên (683 USD) mỗi người - tăng 244%, phần lớn nhờ vào sự quay trở lại của người tiêu dùng nước ngoài.

Trong khi người tiêu dùng Trung Quốc có truyền thống đến quận Ginza của Tokyo để mua sắm, Larke cho biết bối cảnh bán lẻ của thành phố đã thay đổi trong khoảng 18 tháng qua – với các cửa hàng quy mô lớn mới ở quận Shibuya - đang có xu hướng phổ biến đối với du khách nước ngoài trẻ tuổi.

screenshot-2023-10-03-170132-1289.png

Roy Larke nói, một số công ty bán lẻ Nhật Bản đang nhắm mục tiêu rõ ràng đến các du khách nước ngoài, chẳng hạn như chuỗi siêu thị Seijo Ishii. Những chi nhánh của siêu thị này sẽ tập trung bày bán các sản phẩm được du khách ưa chuộng, ví dụ trái cây cao cấp.

Muji cũng đã mở lại cửa hàng hàng đầu của mình ở Ginza vào thứ sáu sau một tuần cải tạo, mặc dù một quản lý cấp cao của công ty cho biết việc mở cửa trở lại trùng với thời điểm bắt đầu kỳ nghỉ lễ của Trung Quốc là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Các sản phẩm của Muji, chẳng hạn như dòng vali nhiều chức năng, được khách hàng Trung Quốc rất ưa chuộng.

Hay nhà điều hành chuỗi cửa hàng giảm giá Don Quijote đã thuê nhân viên nói tiếng Trung Quốc để hỗ trợ bán hàng. Các hãng hàng không cũng đang tận dụng tối đa cơ hội thuận lợi này. All Nippon Airways cho biết nhiều chuyến bay từ Trung Quốc đến các sân bay Nhật Bản hầu như đã kín chỗ cho đến cuối tuần sau.

Tham khảo SCMP.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"