Công ty cho thuê xe của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vốn lên 2.000 tỷ, gấp 10 lần trong vòng 1 tháng

Đến ngày 03/03, CTCP Thương mại và Dịch vụ FGF công bố thay đổi tên công ty và nhận diện thương hiệu thành Green Future (viết tắt là GF).

Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ FGF (nay là Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Green Future) trong tháng 2/2025 đã thực hiện hai đợt tăng vốn liên tiếp.

Theo đó, trong công bố thay đổi ngày 7/2, công ty tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng, sau đó đến ngày 21/2, tiếp tục nâng lên 2.000 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần chỉ trong vòng một tháng.

Đến ngày 03/03, CTCP Thương mại và Dịch vụ FGF công bố thay đổi tên công ty và nhận diện thương hiệu thành Green Future (viết tắt là GF).

CTCP Thương mại và Dịch vụ FGF - nay là GF - được thành lập vào ngày 2/7/2024, có trụ sở chính tại quận Long Biên, Hà Nội. Khi mới thành lập, công ty có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng nắm 90% vốn. Người đại diện theo pháp luật của công ty là Tổng Giám đốc Phạm Nhật Minh Hoàng (con trai thứ hai của ông Phạm Nhật Vượng).

Quảng cáo

Thông cáo báo chí của GF cho biết, sau hơn nửa năm thành lập công ty này đã chiếm lĩnh vị trí số 1 trên thị trường cho thuê ô tô tại Việt Nam. GF hướng đến những mục tiêu lớn hơn cùng danh mục sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn và phạm vi hoạt động vươn ra toàn cầu.

Việc thay đổi tên và nhận diện thương hiệu thành Green Future (GF) đi cùng thông điệp "xe điện sẽ là phương tiện giao thông chủ đạo, phục vụ nhu cầu di chuyển linh hoạt hàng ngày của người dân".

Green Future cho biết sẽ mang đến những dịch vụ, sản phẩm và trải nghiệm mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng và phong cách tiêu dùng mới của các khách hàng trẻ, năng động và hiện đại.

Ở dịch vụ cốt lõi là cho thuê xe, Green Future hướng đến cung cấp trải nghiệm cao cấp, khác biệt cho khách hàng khi dừng các dòng xe VF 5 và VF e34, tập trung vào các dòng xe có tính cá nhân hóa cao và được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến gồm VF 3, VF 6, VF 7, VF 8 và VF 9.

Mức giá thuê xe được điều chỉnh hấp dẫn hơn, kết hợp cùng các chính sách ưu đãi hiện có như miễn phí sạc pin, không thu phụ phí.

Trong giai đoạn phát triển mới, Green Future sẽ sớm tiến ra thị trường quốc tế, đồng thời cũng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam.

Green Future sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xe cũ thông qua hợp tác chiến lược với các đại lý VinFast chính hãng và các salon xe cũ uy tín trên thị trường. Green Future sẽ hỗ trợ thu mua xe xăng cũ để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng chuyển đổi sang xe điện VinFast. Đồng thời, Green Future cũng sẽ là địa chỉ tin cậy cho các khách hàng muốn mua hoặc bán các dòng xe điện VinFast đã qua sử dụng.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) lập đỉnh giá mới “Đem tiền” đầu tư lượng lớn cổ phiếu MWG, HPG, FRT, một doanh nghiệp tạm lãi gần 200 tỷ đồng

Cổ phiếu tăng gần 20% từ đáy, Hòa Phát công bố lượng tiêu thụ thép quý 1 tăng 29% lên 2,38 triệu

Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Không phải Hòa Phát, Nam Kim, CTCK dự báo lợi nhuận một công ty thép có thể tăng trưởng đột biến trong năm 2024 Hòa Phát lãi sau thuế quý 4 giảm nhẹ xuống 2.800 tỷ, cả năm 2024 tăng trưởng 77%

Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 gần 5.200 tỷ đồng, tăng trên 23%

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó, nhắm đích lợi nhuận 5.188 tỷ đồng, tăng 23,8% so với 2024.

Trước ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11, Eximbank hoàn tất tăng vốn lên gần 18.700 tỷ đồng Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường, muốn sửa đổi Điều lệ ngân hàng

Chứng khoán TCBS muốn dành 3.000 tỷ đồng tự doanh trên các sàn thế giới

Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities - TCBS) đã đưa ra nhiều nội dung, đáng chú ý nhất là tham vọng đầu tư tại thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mirae Asset rời khỏi vị trí công ty chứng khoán cho vay margin lớn nhất, TCBS vươn lên đứng đầu TCBS có kế hoạch tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025

Từ ngày 01/04/2025, theo Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội, những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất tại dự án Lakeview City sẽ chính thức được giải quyết dứt điểm. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng

Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng Cổ phiếu Novaland (NVL) được “gom” đột biến, tăng trần trong ngày VN-Index vượt mốc 1.290 điểm

MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"

MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia dần cải thiện Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng