Cuộc chiến 100 nghìn tỷ USD để đạt mục tiêu net zero

Quy mô vốn nhằm đạt mục tiêu net zero là rất lớn.

Cuộc chiến 100 nghìn tỷ USD để đạt mục tiêu net zero

FT dẫn báo cáo từ một hội nghị gần đây cho thấy hợp tác khử cacbon có thể giúp thế giới đạt mục tiêu đưa mức phát thải về 0 vào năm 2030. Đối với hầu hết các quốc gia, tác động tài chính sẽ tương đối tích cực vào cuối thập kỷ hiện tại, trong khi số khác có thể phải gánh chịu nhiều tổn thất.

IMF đặt giả định về một thỏa thuận toàn cầu xoay quanh giá hoặc thuế carbon. Quỹ cũng loại bỏ các khoản trợ cấp hiện tại cho nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, nỗ lực thực tế nhằm mục đích khử cacbon của các quốc gia khác xa so với những giả thuyết này.

“Kịch bản của IMF đáng mong đợi nhưng nó lại không xảy ra”, Jean Pisani-Ferry, giáo sư tại Sciences Po, cho biết.

Hậu quả, theo Helen Miller, phó giám đốc Viện nghiên cứu tài chính của Vương quốc Anh, các nhà lập pháp có thể lựa chọn các giải pháp phù hợp về mặt chính trị nhưng kém hiệu quả về mặt kinh tế. “Cuối cùng thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu net carbon bằng 0 theo cách tốn kém hơn”, Helen Miller nói.

Theo các chuyên gia, quy mô tài trợ nhằm đạt mục tiêu net zero là rất lớn. Vào năm 2021, Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính đầu tư hàng năm sẽ cần tăng lên gần 5 nghìn tỷ USD, tương đương 2,5% GDP toàn cầu vào năm 2030. Điều này đồng nghĩa với việc thế giới cần chi ra 100 nghìn tỷ USD trong 30 hoặc 40 năm nữa để thúc đẩy năng lượng tái tạo, điện khí hóa giao thông, khử cacbon và làm mát các tòa nhà.

Quảng cáo

Được biết, chính phủ đã chi hàng trăm tỷ USD khuyến khích và trợ cấp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cơ sở hạ tầng công cộng, từ lưới điện, phòng chống thiên tai cho đến làn đường dành cho xe đạp. Trong khi đó, nguồn thu từ thuế carbon lại không đủ để bù đắp các khoản chi khổng lồ.

Chi phí sẽ khác nhau tùy vào khu vực. Theo Shardul Agrawala, người đứng đầu bộ phận hội nhập kinh tế và môi trường của OECD, “Mọi người phải tính đến quy mô chuyển đổi cần thiết”.

Theo Bloomberg, Trung Quốc là một trong những nước đi đầu về đầu tư chuyển đổi năng lượng sạch. Chuyên gia Michael Daly của BNEF lưu ý việc áp dụng mô hình năng lượng sạch trong việc kinh doanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đem đến nhiều cơ hội tài chính và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện đang trong thời kỳ bùng nổ đầu tư năng lượng tái tạo. Khu vực này có hơn 680 công ty, chiếm hơn một nửa doanh thu từ năng lượng sạch, bao gồm năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân, điện khí hóa, nhiên liệu sinh học, thu hồi hydro và carbon.

Để đạt được mục tiêu trung hòa carbon, Bloomberg NEF cho biết thế giới cần tăng cường khả năng thu giữ và lưu trữ CO2. Cụ thể, kịch bản Net Zero nêu rõ: “Nếu trong năm 2021, thế giới thu giữ được 40 triệu tấn CO2, thì con số này phải tăng lên 1,7 tỷ tấn vào năm 2030 và hơn 7 tỷ tấn vào năm 2050”.

“Chúng ta thực sự phải xem xét cuộc chiến chống biến đổi khí hậu một cách nghiêm túc và hành động như thể đó là trường hợp khẩn cấp. Giờ đây, chúng ta đã có kinh nghiệm thực tế về điều gì xảy ra khi cả thế giới chung tay giải quyết một cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19”, Tiến sĩ Tara Shine, Giám đốc điều hành của Change by Degrees, một công ty tư vấn về khí hậu, nhận định.

Theo: FT

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý