Cựu Phó tổng giám đốc FLC tham gia HĐQT Bamboo Airways, sếp người Nhật rút lui

Bà Lê Thị Trúc Quỳnh, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, người duy nhất được bầu bổ sung là Thành viên Hội đồng quản trị của Bamboo Airways.

Sáng ngày 15/9, Bamboo Airways tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường lần thứ 3 năm 2023, để thông qua một số nội dung liên quan đến cơ cấu mới của ban quản trị và một số thay đổi về điều lệ công ty, quy chế hoạt động của HĐQT,...

609c451ad2f607a85ee7-3958.jpg
ĐHĐCĐ bất thường lần thứ 3 năm 2023 của Bamboo Airways sáng 15/9.

Theo đó, ĐHĐCĐ Bamboo Airways đã thông qua miễn nhiệm tư cách Thành viên HĐQT đối với ông Hideki Oshima, ông Trần Hoà Bình và ông Doãn Hữu Đoàn kể từ ngày 15/9. Đồng thời, chỉ bầu bổ sung bà Lê Thị Trúc Quỳnh vào HĐQT.

Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng gần đây, Bamboo Airways đã có 3 lần thay đổi cơ cấu HĐQT.

Đại hội cũng đã thông qua miễn nhiệm tư cách thành viên Ban Kiểm soát đối với bà Nguyễn Thị Hữu, bà Nguyễn Bích Ngọc và ông Nguyễn Đăng Khoa từ ngày 15/9. Đồng thời, bầu bổ sung 3 thành viên thay thế gồm: Bà Nguyễn Thị Hồng Cẩm, ông Phạm Văn Hùng và ông Nguyễn Đăng Khoa.

Thành viên HĐQT của Bamboo Airways, bà Lê Thị Trúc Quỳnh sinh năm 1976, tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế tại Trường Đại học Tổng hợp Nantes (Pháp) và có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.

Trước khi được bầu vào vị trí Thành viên HĐQT của Bamboo Airways, bà Lê Thị Trúc Quỳnh từng nắm giữ vị trí cấp cao tại nhiều tổ chức tài chính uy tín như: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam...

Trước đó, giai đoạn từ năm 2015 - 2018, bà Trúc Quỳnh cũng từng giữ vị trí Phó Trưởng ban Tài chính, Tập đoàn FLC. Ngày 19/8/2020, bà Lê Thị Trúc Quỳnh được bầu làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC phụ trách toàn bộ hoạt động khách hàng chiến lược của Tập đoàn FLC, Hãng hàng không Bamboo Airways, cũng như các công ty thành viên.

Đến tháng 2/2023, bà Lê Thị Trúc Quỳnh đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC. Hiện bà Quỳnh vẫn là Phó tổng giám đốc Bamboo Airways.

f9b54b21d8cd0d9354dc-7774.jpg
Bà Lê Thị Trúc Quỳnh, người vừa được bầu là Thành viên HĐQT của Bamboo Airways

Trong khi đó, ông Hideki Oshima vừa được bầu làm Chủ tịch của Bamboo Airways vào tháng 6/2023. Tuy nhiên, đến tháng 7/2023, HĐQT Bamboo Airways đã thông qua quyết định bầu ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch. Còn ông Oshima Hideki giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT, ông Lê Bá Nguyên và ông Nguyễn Ngọc Trọng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT.

Ông Trần Hòa Bình - người có nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp Nhật Bản - cũng gia nhập HĐQT Bamboo Airways vào tháng 6/2023. Còn ông Doãn Hữu Đoàn - người liên quan đến Tập đoàn Him Lam - bắt đầu làm lãnh đạo FLC và Bamboo Airways từ giữa năm ngoái.

Quảng cáo

Nói về lý do thay đổi số lượng Thành viên HĐQT, ông Phan Đình Tuệ, Thành viên HĐQT Bamboo Airways cho biết, hãng hàng không này đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn, cần tái cấu trúc mạnh mẽ.

Theo đó, sau ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 diễn ra hồi tháng 6/2023, ĐHĐCĐ của Bamboo đã bầu ra 7 thành viên HĐQT. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận thấy thay vì duy trì 7 thành viên như trước đây, để đảm bảo tập trung cao hơn trong lãnh đạo, HĐQT Bamboo đã thống nhất với các cổ đông lớn để rút gọn còn 5 thành viên.

Ngoài ra ban lãnh đạo cũng nhận thấy không cần thiết phải có tới 3 người đại diện pháp luật (gồm Chủ tịch HĐQT, 1 thành viên HĐQT và Tổng giám đốc) nên quyết định cơ cấu lại còn hai người (Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc).

Còn về lý do ông Oshima Hideki rút lui khỏi HĐQT, ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bamboo Airways cho biết, ông Oshima Hideki và ông Masaru Onishi là chuyên gia người Nhật, nguyên lãnh đạo của Japan Airlines, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, được mời về tham gia cố vấn cho HĐQT Bamboo Airways.

Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc và tương tác, hai bên thống nhất đi đến quyết định các chuyên gia Nhật sẽ không trực tiếp tham gia vào các công tác điều hành, mà thay vào đó sẽ là các thành viên của hội đồng cố vấn.

Các chuyên gia này đều có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu, đặc biệt là trong phát triển mạng bay quốc tế, tham gia liên minh toàn cầu, những điều này đều đáp ứng nhu cầu phát triển giai đoạn tới của Bamboo Airways. Sự tham gia của các chuyên gia vào hội đồng cố vấn sẽ phát huy năng lực tối đa của các chuyên gia Nhật Bản và cũng như năng lực của hãng hàng không.

Sacombank đang xúc tiến các thủ tục đầu tư vào Bamboo Airways

Tại đại hội, trả lời câu hỏi về việc Sacombank có kế hoạch tham gia làm cổ đông của Bamboo Airways hay không, ông Phan Đình Tuệ cho biết, Sacombank hiện là đối tác tài chính lớn cho Bamboo Airways. Với tư cách là đơn vị cấp tín dụng và tài trợ, Sacombank quan tâm đến quá trình tái cấu trúc của Bamboo và mong muốn Bamboo phát triển ổn định.

"Ban lãnh đạo Sacombank có chủ trương đầu tư vào Bamboo Airways. Tuy nhiên Sacombank là định chế tài chính, cấp tín dụng, nên việc đầu tư ngoài ngành cần tuân thủ quy định. Hiện Sacombank đang xúc tiến các thủ tục, triển khai các bước theo quy định của pháp luật. Chủ trương của Sacombank là có, nhưng cần triển khai các thủ tục và được phê duyệt", ông Tuệ cho hay.

Tại đại hội, thông tin thêm về lộ trình tái cấu trúc Bamboo Airways, ông Nguyễn Ngọc Trọng cho biết, ĐHĐCĐ bất thường ngày hôm nay cũng nằm trong quá trình tái cấu trúc đã báo cáo với Thủ tướng chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không và các cơ quan chức năng.

Đến nay, Bamboo đã tiến hành tái cấu trúc đội bay, thống nhất một chủng loại. Làm sao để sau tái cấu trúc có đội bay thống nhất cấu hình, phù hợp với mô hình full service và các phương án hoạt động

Đồng thời, hãng cũng tập trung phát triển hệ sinh thái. Lâu nay hãng phải kí kết để sử dụng các dịch vụ do đối tác bên ngoài cung cấp, do đó chi phí đội lên nhiều lần, nhất là giai đoạn Covid,.… Do đó, hãng đã và đang tiến hành thành lập hệ sinh thái trong lĩnh vực bảo dưỡng, hàng hoá, suất ăn, đào tạo nguồn nhân lực... để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho chính công ty mẹ và tiến tới phục vụ cho các đối tác, nhất là trong bối cảnh mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác. Đây sẽ là cách để vừa tăng doanh thu vừa giảm chi phí.

Về tổ chức, hãng đã tiến hành cấu trúc, sáp nhập các cơ quan trọng, trọng tâm là giữ và tuyển thêm các nguồn nhân lực chất lượng cao và có khả năng tăng doanh thu. Các nguồn lực chưa phù hợp được tinh giảm cho phù hợp.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ