Quay về eMagazine
DẤU ẤN “BÀN TAY HỮU HÌNH”

DẤU ẤN “BÀN TAY HỮU HÌNH”

“Các cơ quan quản lý đã chủ động giám sát và đặc biệt đã có những bước đi chính sách hợp lý, đồng thời, có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, gia tăng cơ hội khôi phục sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu. Do đó, chúng ta có thể lạc quan về sự phục hồi chậm mà chắc của thị trường”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đó là nhận định của ông Nguyễn Tùng Anh - Giám đốc Nghiên cứu rủi ro tín dụng và dịch vụ tài chính bền vững FiinRatings về sự hồi phục của thị trường trái phiếu trong năm 2023 nhờ dấu ấn điều hành quyết liệt và nổi bật so với trước đây của Chính phủ.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu sôi động trở lại từ quý 3/2023. Theo ông xu hướng này có tiếp tục kéo dài sang năm 2024?

Phải nói rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sơ cấp không những sôi động trở lại mà còn duy trì được quy mô ổn định. Tính đến hết tháng 11, thị trường đã có 6 tháng liên tiếp có giá trị phát hành TPDN đạt trên 29 nghìn tỷ đồng. Bức tranh cho thấy cục diện khác biệt so với 5 tháng đầu năm, và diễn biến tháng cuối năm cũng cho thấy tín hiệu tích cực.

Do đó, chúng tôi kỳ vọng xu hướng sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2024 khi mà các tổ chức tín dụng ngân hàng vẫn có kế hoạch phát hành trái phiếu (vốn cấp 2) nhằm tăng cường năng lực vốn cho tăng trưởng tín dụng các năm sau đó, đáp ứng tỷ lệ vốn cho vay trung - dài hạn cũng như những quy định về an toàn vốn của NHNN. Bên cạnh đó, nhu cầu phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản vẫn lớn và khi các dự án dần được tháo gỡ về pháp lý thì cũng làm tiền đề cho hoạt động huy động vốn cũng như tái cơ cấu nợ. Ngoài ra, một số ngành khác như năng lượng, thực phẩm,… cũng có thể tiếp tục phát hành trở lại.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng tính ổn định này vẫn ở mức thấp so với những năm bùng nổ trước đây, và thị trường sẽ cần nhiều thời gian để hồi phục trở lại. Một mặt, áp lực TPDN đáo hạn sẽ đạt đỉnh vào năm 2024. Mặt khác, tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, lãi suất huy động giảm nhưng lãi suất vay tại các ngân hàng vẫn ở mức cao tùy theo mức độ rủi ro của khách hàng và dự án… Đây có thể coi là những yếu tố tác động chính tới xu hướng thị trường trong năm tới.

1-4777.png

Một điểm đáng lưu ý chính là Nghị định số 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ ban hành nhằm hoãn một số quy định tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12, trong thời gian qua thị trường đã có thời gian chuẩn bị để thích ứng với những quy định của Nghị định 65, đặc biệt là quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp và xếp hạng tín nhiệm có điều kiện, năm 2024 sẽ là thời gian kiểm chứng cho việc thích nghi của thị trường. Do đó, dù không có đột phá, nhưng nếu đáp ứng tốt các yêu cầu của nghị định, thị trường sẽ tăng trưởng theo một định hướng bền vững và hiệu quả hơn.

Dù đã có thời gian chuẩn bị để thích ứng với những quy định của Nghị định nhưng việc dừng “những quyết sách chưa có tiền lệ” của Nghị định 08 vẫn có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục của thị trường trái phiếu. Theo ông cần chuyển giao hoặc kết nối giữa hai nghị định này như thế nào để thị trường trái phiếu không quay lại như giai đoạn trước đây và chuyển sang một giai đoạn phát triển bền vững hơn?

Tôi cho rằng Nghị định 08 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình như đã đề ra, tạo ra một khoảng thời gian phù hợp để các thành viên thị trường thích nghi và sẵn sàng cho những thay đổi mang tính bền vững của Nghị định 65. Về hướng tiếp theo, do áp lực trả nợ trái phiếu vẫn lớn nên chúng tôi kỳ vọng Nghị định 08 sẽ được gia hạn một khoảng thời gian nữa nhằm giúp thị trường “hạ cánh mềm” - tức là tổ chức phát hành và nhà đầu tư có điều kiện tiếp để cơ cấu hoặc tái cấu trúc lại nợ tín dụng trong đó có TPDN.

Tuy nhiên, những tiêu chuẩn mới về chuẩn hóa điều kiện phát hành, trong đó có quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp và xếp hạng tín nhiệm nên được áp dụng cho các đợt phát hành mới như quy định tại Nghị định 65 hiện nay. Đây là các yếu tố mang tính nền tảng dài hạn, nhưng trước mắt việc áp dụng cũng sẽ có mức độ ảnh hưởng rất thấp đến doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp hạn chế những vấn đề có thể phát sinh trong tương lai như thời gian vừa qua. Điểm chúng tôi muốn nhấn mạnh là chỉ nên áp dụng quy định mới cho các đợt phát hành mới từ đầu năm 2024, trong khi đó số dư trái phiếu hiện nay nên được xem xét cho phép tiếp tục tái cơ cấu lại nếu như tổ chức phát hành và trái chủ muốn.

Có thể cơ quan quản lý sẽ có những đánh giá lại và điều chỉnh sau khi quan sát diễn biến, nhưng thị trường đã có đủ thời gian chuẩn bị. Điều quan trọng là từ các chủ thể nhà phát hành, nhà trung gian và nhà đầu tư cần chủ động tuân thủ, minh bạch trong công bố thông tin để thị trường có thể khôi phục niềm tin, từ đó thị trường sẽ dần đi vào phát triển theo chiều sâu và tránh các vấn đề hiện nay sẽ lặp lại trong các năm tới đây.

gia-tri-tpdn-phat-hanh-so-cap-hang-thang-nam-2023-787.png
Giá trị TPDN phát hành sơ cấp hàng tháng năm 2023 – Nguồn: FiinPro-X
ke-hoach-no-trai-phieu-den-han-nam-2024-va-cac-nam-sau-do-doi-voi-trai-phieu-phi-ngan-hang-8474.png
Kế hoạch nợ trái phiếu đến hạn năm 2024 và các năm sau đó đối với trái phiếu phi ngân hàng – Nguồn: FiinPro-X

Theo ước tính năm 2024, giá trị TPDN đáo hạn lên đến hơn 330.000 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm gần đây, thậm chí gấp hơn hai lần năm 2022. Liệu điều này có làm tăng rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của thị trường trái phiếu không, thưa ông?

Việc TPDN đáo hạn tăng mạnh trong năm 2024 tất nhiên sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho thị trường trái phiếu. Trước hết là tăng áp lực thanh khoản cho các doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn tiền để trả nợ gốc và lãi trái phiếu. Nhiều doanh nghiệp có thể gặp khó khăn do tình hình kinh doanh không thuận lợi.

Cùng với đó, nguy cơ mất khả năng thanh toán của một số doanh nghiệp cao hơn, dẫn đến việc chậm trả trái phiếu, từ đó tiếp tục gây mất lòng tin của nhà đầu tư trong bối cảnh niềm tin đang được xây lại từ đầu chậm rãi nhưng cũng mong manh.

Thậm chí, trong một số trường hợp xấu, thị trường tài chính nói chung có thể chịu ảnh hưởng lớn nếu có những diễn biến bất thường khiến hiện tượng chậm trả xảy ra hàng loạt, bởi điều đó sẽ gây áp lực nhất định về thanh khoản lên hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng rủi ro xấu nêu trên sẽ rất khó diễn ra, đặc biệt khi các cơ quan quản lý thị trường đã chủ động giám sát và đặc biệt là đã có những bước đi chính sách hợp lý, tập duyệt để chuẩn bị cho năm 2024. Ở tầm rộng hơn, các cơ quan chức năng cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hợp lý, gia tăng cơ hội khôi phục sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu. Do đó, tôi cho rằng chúng ta có thể lạc quan về sự phục hồi “chậm mà chắc” của thị trường.

21-4004.jpg

Nợ xấu trái phiếu bất động sản vẫn tăng cao và tăng rủi ro nợ xấu cho các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhóm dưới có bộ đệm vốn thấp. Hơn nữa, việc gia hạn thời gian trả nợ của các chủ đầu tư thời gian qua về cơ bản là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác. Trong bối cảnh thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn dự kiến, những điều trên có làm tăng nguy cơ vỡ nợ trái phiếu ở nhóm doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024?

Thực tế hiện nay cho thấy dù thị trường đã dần khôi phục, nhưng tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu cũng tiếp tục gia tăng. Theo tính toán của FiinRatings, tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng hiện nay ở mức 20,08% vào thời điểm 17/11/2023 và vẫn sẽ có chiều hướng gia tăng.

Có lẽ nếu nhìn nhận từ góc độ phát triển thị trường, chúng ta cũng không nên coi đây là một vấn đề tiêu cực, mà là một hiện tượng hợp lý xảy ra trong hoạt động thị trường, bởi ngoài trái phiếu Chính phủ sẽ không thể có trái phiếu nào có độ rủi ro bằng 0.

Điều quan trọng chúng ta cần phải lưu tâm chính là nâng cao chất lượng của mỗi một hoạt động trong quy trình trái phiếu - từ phát hành, chi trả nợ gốc và lãi, báo cáo và các hoạt động liên quan. Khi “bình thường hóa” sự kiện chậm trả như một phần tất yếu của thị trường, các thành viên tham gia cũng sẽ có những phản ứng và hành động chuyên nghiệp hơn nhằm nâng cao chất lượng nói chung. Ví dụ như tăng cường giao tiếp với trái chủ thông qua báo cáo tài chính và kết quả xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành, và trên một bậc nữa là xếp hạng tín nhiệm chính các lô trái phiếu phát hành, từ đó thị trường mới có thể có cơ sở phát triển chắc chắn và tránh xảy ra những rủi ro lớn cho những giai đoạn sau.

3-990.png

Hệ thống giao dịch TPDN riêng lẻ tập trung đã đi vào vận hành từ tháng 7/2023, ông có kiến nghị gì để nâng cao hơn nữa hiệu quả của sàn giao dịch này?

Hệ thống giao dịch tập trung thực tế đã hoạt động và đáp ứng những chức năng được đề ra. Tổng giá trị giao dịch thứ cấp lũy kế từ khi sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ chính thức vận hành đạt hơn 200 nghìn tỷ đồng, tương đương giá trị giao dịch bình quân ngày ở mức 1,86 nghìn tỷ đồng tính đến 27/12/2023. Đây là con số còn nhỏ so với quy mô lưu hành 1,1 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 11/2023, tuy nhiên vẫn là thành quả bước đầu với kỳ vọng gia tăng khi số lượng trái phiếu được đưa vào giao dịch tập trung sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, giá trị thanh khoản bình quân ngày cũng đã tăng lên đáng kể và đạt giá trị bình quân khoảng 4,3 nghìn tỷ trong tháng 12, đây là kết quả của hoạt động đưa trái phiếu riêng lẻ lên giao dịch được đẩy mạnh.

Dù thực tế hệ thống đã vận hành ổn định và tăng cường tính minh bạch trong giao dịch thứ cấp TPDN. Tuy nhiên, theo tôi vẫn cần xem xét tập trung hai thị trường công chúng và riêng lẻ giao dịch trên một hệ thống; bổ sung thông tin về chu kì thanh toán gốc lãi (xác định ngày giao dịch hưởng quyền); từ việc có chu kì thanh toán, chuyển dịch sang hiển thị giá sạch của các giao dịch (hướng tới giao dịch bằng giá sạch); bổ sung thông tin xếp hạng tín nhiệm trên chuyên trang và trên hệ thống giao dịch; xem xét cơ chế khuyến khích hoạt động tạo lập thị trường trên hệ thống; và xem xét thực hiện hoạt động mua lại trước hạn qua hệ thống.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam theo một số nghiên cứu vẫn còn rất khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực. Để tăng quy mô của thị trường trái phiếu, về lâu dài theo ông cần giải pháp gì?

Đã có nhiều bài viết, nghiên cứu so sánh thị trường TPDN Việt Nam so với khu vực, về quy mô, so sánh với GDP, tốc độ phát triển,… với góc nhìn chung về cơ cấu còn khiêm tốn nhưng đã có những bước tăng trưởng lớn từ giai đoạn trước COVID-19 trở lại đây. Theo góc nhìn của chúng tôi thị trường trái phiếu của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Mặc dù vậy, để quy mô thị trường có thể tăng trưởng bền vững, vẫn sẽ còn nhiều việc phải làm.

Theo đó, cần nâng cao năng lực trung gian và cơ sở hạ tầng, trong đó chính sách và nền tảng thị trường là những yếu tố quan trọng giúp các thành viên thị trường tiếp nhận thông tin và đánh giá rủi ro tốt hơn.

Đồng thời, cần tăng cường tính minh bạch của thị trường với bước đầu từ Nghị định 65 và 155, bên cạnh đó là việc áp dụng xếp hạng tín nhiệm và nâng cao văn hóa xếp hạng tín nhiệm để đem lại thông tin chân thực, chính xác cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân.

Ngoài ra, cần cởi mở với các sảm phẩm, dịch vụ và công cụ mới để góp phần củng cố thị trường. Tôi cho rằng giai đoạn vượt khó cũng là thời điểm thích hợp của những sản phẩm hỗ trợ thị trường trái phiếu ra đời và góp phần hỗ trợ đắc lực cho các chủ thể tham gia thị trường.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Ấn phẩm Sức mạnh nội lực

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng có nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng có nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng tại TP.HCM có nợ phải trả “phình to” lên hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi, lỗ lũy kế 2 năm vừa qua gần 900 tỷ đồng.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ
Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ

Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ

Chủ sở hữu khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi sau thuế năm 2023 đạt hơn 194 tỷ đồng dù nửa đầu năm ghi nhận lỗ sau thuế 370 tỷ đồng. Trước đó, trong hai năm 2022 và 2023 công ty đều lỗ trên 780 triệu đồng.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng
Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Loạt doanh nghiệp phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng để đảm bảo thi hành nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan

Công ty CP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại số tiền 6.095 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại hơn 2.882 tỷ đồng, Công ty Hồng Phát nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng, ...

Một loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị xử phạt vì không công bố thông tin về trái phiếu Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ
Du lịch Lạc Hồng hút thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Công ty này vừa huy động thành công 450 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 26/04, đây là trái phiếu phát hành thành công thứ 4 kể từ đầu năm của công ty này, nâng tổng nguồn vốn huy động từ trái phiếu lên 1.200 tỷ đồng.

Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng 92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024
Hãng trang sức lớn nhất thế giới chuẩn bị khởi công nhà máy 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới chuẩn bị khởi công nhà máy 150 triệu USD tại Bình Dương

Sau khi đi vào vận hành, dự án nhà máy 150 triệu USD của Pandora sẽ giúp tạo ra việc làm cho hơn 7.000 lao động thợ bạc và sản xuất 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm.

Nikkei phân tích lý do Quảng Ninh trở thành điểm đến được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất 4 tháng đầu năm giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 116.000 tỷ đồng
Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, cả nước có 51.551 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, hơn 29.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng cũng có tới trên 86.400 doanh nghiệp rời thị trường.

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn Hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2023
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của FRT trong quý I/2024 đạt 89 tỷ đồng, gấp 43 lần so với cùng kỳ, hoàn thành 71% kế hoạch năm 2024. Với mức lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, FRT ghi nhận con số lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 5 quý gần đây.

Dragon Capital bán ròng gần 17,4 triệu cổ phiếu VCG, nâng sở hữu FRT lên hơn 7% Nhóm Dragon Capital tiếp tục gom cổ phiếu FPT Retail (FRT), tỷ lệ sở hữu vượt 11%
Khải Hoàn Land (KHG) lùi đáo hạn thành công lần thứ 2 cho lô trái phiếu KHGH2123001.

Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng

Khải Hoàn Land (KHG) đã được chủ sở hữu lô trái phiếu KHGH2123001 cho "khất" kỳ hạn đáo hạn thêm 1 năm. Đây là lần thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp địa ốc này lùi thời hạn đáo hạn lô trái phiếu này.

92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 Áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp giảm, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam nhiều lần được gọi tên chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2023
92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024

92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024

Bộ Tài chính vừa đưa ra danh sách 182 doanh nghiệp bất động sản còn dư nợ trái phiếu tính tới cuối năm 2023, tổng số dư 351.390 tỷ đồng.

Áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp giảm, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam nhiều lần được gọi tên chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2023 Số lượng trái phiếu chậm trả gốc/lãi sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm 2024
Bà con tham quan cảnh xuất hàng tại cảng

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau

Phân bón Cà Mau được đánh giá cao khi tiên phong tổ chức đưa bà con nông dân tham quan nhà máy để nắm bắt quy trình sản xuất, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ NPK Cà Mau polyphosphate được sản xuất trên nền Urea hóa lỏng và dây chuyền hiện đại.

Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn Phân bón Cà Mau tài trợ 5 tỷ đồng xây dựng 8 phòng học tại Trường THCS Hà Linh
Dự báo thiên thời địa lợi hội tụ, PVD vẫn lên kế hoạch lợi nhuận 2024 đi lùi 30%

Dự báo thiên thời địa lợi hội tụ, PVD vẫn lên kế hoạch lợi nhuận 2024 đi lùi 30%

Năm 2024, PV Drilling đặt kế hoạch tổng doanh thu 6.200 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thực hiện năm 2023 nhưng kế hoạch lợi nhuận sau thuế 380 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2023.

PVD với mô hình "cốc tay cầm" dang dở Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt