Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần, cần có cơ quan xem xét giá nhiên liệu độc lập ngoài EVN

Theo chuyên gia, cần có cơ quan xem xét giá nhiên liệu độc lập ngoài Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nếu thực hiện điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần.

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần, cần có cơ quan xem xét giá nhiên liệu độc lập ngoài EVN. Ảnh minh họa, nguồn - Int
Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần, cần có cơ quan xem xét giá nhiên liệu độc lập ngoài EVN. Ảnh minh họa, nguồn - Int

Đánh giá về các đề xuất xoay quanh nội dung Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, các chuyên gia chia sẻ quan điểm cho rằng đây là bước đi quan trọng để hướng tới một thị trường điện tăng, giảm giá theo cung cầu, đồng thời, giúp ngành điện thu hút thêm nguồn vốn đầu tư để xây dựng các nhà máy điện mới theo Quy hoạch điện VIII.

Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, ngoài việc minh bạch thông tin, nếu thực hiện điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần như một trong những phương án được đưa ra trong Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg thì vẫn cần phải có cơ quan đánh giá giá nhiên liệu độc lập ngoài EVN.

Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình đánh giá, tuy đề xuất của EVN là theo đúng cơ chế thị trường, nhưng hiện Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành từ năm 2017 cho phép thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất cũng chưa thực hiện được vì EVN không dám tự điều chỉnh giá điện.

Quảng cáo

Theo ông Đào Nhật Đình, về mặt thị trường điện, trong khối ASEAN, số quốc gia điều chỉnh giá điện từ 3-4 tháng chiếm số lượng nhiều nhất. Điều chỉnh giá điện 3 tháng cũng được, nhưng vấn đề đặt ra là phải làm sao để công khai, minh bạch.

“Theo tôi, phương án tốt nhất là Việt Nam nên thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra. Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương nên làm việc, mời thêm những chuyên gia đầu ngành về năng lượng và giá do Chính phủ chỉ định, để quyết định việc điều chỉnh giá điện. Trường hợp, nếu giá than biến động mạnh thì có thể điều chỉnh 3 tháng/lần, còn không thì điều chỉnh 6 tháng/lần để tránh giật cục”, chuyên gia Đào Nhật Đình nêu quan điểm.

Cũng theo chuyên gia Đào Nhật Đình, khi điều chỉnh giá điện, cần lấy giá nguyên liệu để làm chuẩn. Ví dụ như Singapore lấy giá gas (xuất ở cảng Singapoore) làm chuẩn, ở Thái Lan do Nhà Vua chỉ định nhưng cũng lấy giá gas làm chuẩn. Còn ở Việt Nam, tính chất nguyên liệu có đặc thù khác, do vậy, cần lấy giá than của Indonesia làm chuẩn, bởi than của Indonesia là than nhiệt (phù hợp với nhiệt điện ở Việt Nam), còn than của Austrailia chủ yếu là than đá, không phù hợp với nhiệt điện ở Việt Nam.

“Việc điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần không nhất thiết phải điều chỉnh toàn bộ bảng giá mà có thể đặt ra phụ trợ nhiên liệu, khi nào giá than tăng thì giá điện cũng tăng theo và ngược lại, khi giá than giảm thì giá điện cũng phải giảm theo”, chuyên gia Đào Nhật Đình cho biết.

Theo GS.TS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, điều đầu tiên là phải tránh độc quyền bán buôn, bán lẻ điện, do đó, cần phải có ngay thị trường điện cạnh tranh, thị trường này có 3 khâu quan trọng: Phát điện, bán buôn và bán lẻ. Bên cạnh đó, để có thị trường bán buôn điện cạnh tranh đúng nghĩa, cần có sự xuất hiện của những doanh nghiệp, công ty mua bán điện ngoài EVN để tham gia cạnh tranh.

Theo Nhịp sống thị trường Copy

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Vinhomes tách công ty quy mô 18.500 tỷ đồng chuyên quản lý khu công nghiệp thành 3 công ty con 100 triệu cổ phiếu đầu tiên "về túi" Vinhomes trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

Doanh nghiệp buôn thực phẩm mua 17,2 triệu cổ phiếu VIB, Chủ tịch Digiworld không còn là cổ đông lớn Viettel Construction

Công ty CP Đầu tư Phát triển Quang Kim báo cáo đã mua vào 17,2 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam vào ngày 11/11, nâng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên 0,577%.

Viettel Construction (CTR) báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm 2023 Viettel Construction báo lãi kỷ lục năm 2023

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC sau 2 năm tái cấu trúc: Đã cắt giảm 60% nhân sự, trả 4.400 tỷ đồng nợ vay Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ