Dự trữ Mỹ tăng vọt kéo giá dầu sụt sâu

Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu giao kỳ hạn giảm sâu. Giá dầu tại Mỹ có phiên giảm đầu tiên trong 8 phiên trở lại đây, bởi số liệu chính thức cho thấy dự trữ dầu thô thương mại tại Mỹ tăng thêm 12 triệu thùng.

Dự trữ Mỹ tăng vọt kéo giá dầu sụt sâu

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tháng 3/2024 hạ 1,23USD/ounce, tương đương 1,6%, xuống 76,64USD/thùng trên thị trường New York. Trước đó, giá dầu đã tăng liên tiếp 7 phiên.

Thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 4/2023 hạ 1,17USD/thùng, tương đương 1,4%, xuống 81,60USD/thùng.

Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Price Futures Group, ông Phil Flynn, khẳng định: “Không còn nghi ngờ gì nữa, yếu tố mùa vụ và dự trữ dầu thô tăng quá nhanh, hoạt động sản xuất dầu đang có những thu hẹp nhất định về quy mô”.

Năng lực sản xuất dầu của Mỹ đang sụt giảm ước tính 297.000 thùng/ngày và giảm đều trong các tuần gần đây.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vào ngày thứ Tư công bố dự trữ dầu thương mại Mỹ tăng 12 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 9/2/2024.

Việc dự trữ dầu thô tăng diễn ra trong bối cảnh hoạt động sản xuất đã bình ổn trở lại, các nhà máy lọc dầu tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi công việc bảo trì, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại DTN – ông Troy Vincent phân tích.

Tính trung bình, các chuyên gia phân tích tham gia khảo sát của S&P Global Commodity Insights từng dự báo dự trữ dầu thô tuần gần đây giảm ước tính khoảng 2,9 triệu thùng. Vào cuối ngày thứ Ba, Viện Xăng dầu Mỹ công bố dự trữ dầu thô tăng 8,5 triệu thùng.

Quảng cáo

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày thứ Tư, IEA nhấn mạnh đến cam kết của nhóm trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và đẩy mạnh dịch chuyển sang năng lượng sạch.

Trưởng bộ phận phân tích về thị trường dầu Mỹ tại Kpler, ông Matt Smith khẳng định, những tuyên bố từ IEA trong tuần này không ảnh hưởng đến thị trường mà nó chỉ xác nhận cho những gì đang diễn ra, chính là các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh đang giảm dần quy mô sản xuất. Thế nhưng cùng lúc đó, chính việc này lại chỉ khiến cho sản xuất dầu ngoài OPEC gia tăng.

Nhìn từ triển vọng nhu cầu dầu tại một trong những thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, có nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang hồi phục trở lại.

Tại Trung Quốc, số lượng người đi lại trong dịp đầu năm mới dự kiến sẽ cao nhất trong nhiều năm khi mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc hy vọng mùa lễ hội năm nay sẽ giúp kéo kinh tế Trung Quốc thoát khỏi tình trạng giảm phát.

Theo số liệu cập nhật gần nhất, người dân Trung Quốc đã thực hiện hơn 230 triệu chuyến đi trong nước, con số cao nhất trong dịp năm mới trong nhiều năm trở lại đây.

Con số này cao hơn 5,8% so với năm 2023 và 1,1% so với thời điểm năm 2019 trước đại dịch COVID-19.

Dịp đi lại mùa xuân của người Trung Quốc vốn thường kéo dài trong khoảng 40 ngày, tính từ ngày 26/1 đến ngày 5/3 hàng năm. Thông thường, người Trung Quốc sẽ thực hiện khoảng 9 tỷ chuyến đi, 80% trong số đó được thực hiện bằng các phương tiện cá nhân.

"Hoạt động đi lại mùa xuân năm nay chắc chắn sẽ rất sôi động”, Thứ trưởng Giao thông Trung Quốc – ông Li Yang phân tích.

Theo Financial Times, MarketWatch

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý