FED có thể sẽ chỉ hạ lãi suất tối đa 2 lần trong năm nay

Chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức Dreyfus &Mellon, ông Vincent Reinhart cho rằng, lịch trình của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng đến cơ quan quản lý chính sách lãi suất, FED.

FED có thể sẽ chỉ hạ lãi suất tối đa 2 lần trong năm nay

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ buộc phải duy trì lãi suất ở ngưỡng cao trong thời gian dài hơn so với kỳ vọng của thị trường tài chính và người đứng đầu các ngân hàng trung ương, theo các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Financial Times.

Ước tính khoảng hơn 2/3 trong tổng số các chuyên gia kinh tế trả lời khảo sát của FT-Chicago Booth tin rằng FED sẽ hạ lãi suất ước tính khoảng 2 lần trong năm nay trong nỗ lực kiềm chế lạm phát. Các chuyên gia đang dự báo về khả năng sẽ có hai thời điểm hạ lãi suất vào tháng 7 hoặc tháng 9/2024.

Như vậy, thời điểm hạ lãi suất kỳ vọng muộn hơn so với kỳ vọng. FED dự kiến sẽ có cuộc họp bàn về vấn đề chính sách vào ngày thứ Tư tuần này. Các chuyên gia tin FED sẽ công bố lộ trình hạ lãi suất trong năm 2024.

Phân tích về động thái chính sách của FED, chuyên gia kinh tế tại trường đại học Harvard, ông Jason Furman nói: “FED thực sự muốn hạ lãi suất. Tuy nhiên, số liệu mới công bố lại không cho thấy họ có thể làm điều này một cách dễ dàng. Tôi chưa tin lạm phát sẽ sớm giảm nhanh về sát mức mục tiêu”.

Nếu quan điểm của các chuyên gia kinh tế thành sự thật, diễn biến này chắc chắn sẽ khiến cho chính quyền Tổng thống Biden thất vọng. Trong năm bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Biden muốn lãi suất cho vay giảm xuống ngưỡng trước đại dịch càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp giảm đi nỗi căng thẳng của những người mua nhà tại Mỹ, đây cũng chính là những cử tri quan trọng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11/2024.

Trong bài phát biểu toàn liên bang vào tuần này, Tổng thống Mỹ đang cố gắng làm giảm áp lực lên người mua nhà thông qua chương trình tín dụng thuế, tuy nhiên ảnh hưởng tích cực từ chương trình này sẽ không lớn như việc hạ được lãi suất cho vay.

Quảng cáo

Chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức Dreyfus & Mellon, ông Vincent Reinhart, cho rằng lịch trình của cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng đến cơ quan quản lý chính sách lãi suất, FED.

Ông Reinhart nói: “Dữ liệu cho thấy rằng thời điểm tốt nhất để hạ lãi suất là vào tháng 9/2024, tuy nhiên quan điểm chính trị lại cho thấy tháng 6/2024 là thời điểm phù hợp. Chắc chắn chẳng ai muốn hạ lãi suất quá sát thời điểm bầu cử”.

Trong tuần trước, các chỉ số công bố đều cho thấy chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất đều tăng trưởng cao hơn so với kỳ vọng.

Chỉ số CPI tháng 2/2024 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước từ mức 3,1% của tháng liền trước. Chỉ số PPI tháng 2/2024 tăng 1,6%, cao hơn so với mức tăng 1% của tháng 1/2023, điều này phát đi thông điệp rằng phần lớn sự sụt giảm của chi phí hàng hóa thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 đã được tính đến.

Giáo sư tại đại học Carlos III tại Madrid, ông Evi Pappa, phân tích: “Số liệu mới nhất cho thấy lạm phát tăng, chính vì vậy chắc chắn các nhà hoạch định chính sách không muốn can thiệp quá nhanh. Sẽ tốt hơn nếu chờ thêm số liệu cho thấy lạm phát dịch chuyển về gần mốc mục tiêu 2%”.

Số liệu về thị trường việc làm và kinh tế Mỹ tích cực hơn so với thời gian trước, thực tế này khiến cho nhiều người tin rằng kinh tế Mỹ sẽ có thể “hạ cánh mềm”, tức là FED sẽ có thể đạt được mục tiêu lạm phát 2% mà không phải chấp nhận hậu quả đau đớn với kinh tế Mỹ.

“Kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng nóng. Có rủi ro kinh tế sẽ chững lại trong nửa sau của năm, tuy nhiên không tệ hại như kỳ vọng trước đây”, giáo sư tại trường đại học Brandeis – ông Stephen Cecchetti phân tích.

Tổng hợp từ Financial Times

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

VN-Index được dự báo hướng đến chinh phục vùng hơn 1.300 điểm

Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp là động lực để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên, chinh phục những vùng giá cao hơn.

Cổ phiếu OCB bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa” Khối ngoại và các công ty chứng khoán đẩy mạnh giao dịch trên thị trường phái sinh

Nhìn lại thị trường toàn cầu quý 3: Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc

Quý 3/2024 với những biến động mạnh mẽ trên các thị trường vừa kết thúc: Đồng yên tăng giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương nhanh chóng chuyển hướng sang nới lỏng tiền tệ, giá dầu lao dốc, giá vàng tỏa sáng và

Ngân hàng UOB: Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế tối thiểu toàn cầu Cuộc đua phi đô la hoá "nóng lên" trên toàn cầu: Nhân dân tệ, bảng Anh, euro - đâu sẽ là nhân tố "truất ngôi vương" của đồng bạc xanh?

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Ngày 27/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ, mức giảm lần thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang chững lại.

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh Ông trùm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới chuẩn bị bơm lượng lớn dầu giá rẻ đến Trung Quốc, dầu Nga thêm áp lực

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"